Hành vi lừa đảo đầu tư tài chính bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hiện nay những chiêu trò kinh doanh với mô hình đa cấp bất chính xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Hành vi này còn được gọi là lừa đảo đầu tư tài chính. Trong trường hợp này, các đối tượng lừa đảo sẽ bị xử phạt như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết mà Phan Law Vietnam chia sẻ sau đây!
1. Kinh doanh đa cấp đầu tư tài chính là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
“1. Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.”
Hiện nay trên thị trường xuất hiện đối tượng dụ dỗ người khác kinh doanh đa cấp, trong đó có kinh doanh với phương thức đầu tư tài chính. Các phương thức lừa đảo thông qua “đầu tư tài chính” thường xuất hiện từ những quảng cáo có nguồn gốc từ nước ngoài, đưa ra mức lãi suất cao để dụ dỗ người khác.
Thủ đoạn chung của các đối tượng sẽ sử dụng Facebook “ảo” với hồ sơ uy tín, giàu có để nhắn tin hỏi han, quan tâm và lôi kéo nạn nhân tham gia đầu tư tiền ảo. Khi nạn nhân đã tin tưởng sẽ đưa ra số tiền đầu tư rất lớn. Sau đó đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
2. Hành vi dụ dỗ lừa đảo đầu tư tài chính bị xử phạt như thế nào?
2.1. Xử phạt hành chính
Hành vi dụ dỗ lừa đảo đầu tư tài chính lôi kéo nhiều người tham gia sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ khoản 3, khoản 11 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“ Điều 73: Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này.
Như vậy, đối với tổ chức có hành vi lừa đảo đầu tư tài chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính (do đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Xem thêm: Lừa đảo qua điện thoại
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về kinh doanh đa cấp. Đối với cá nhân thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bị kết án nếu bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho người khác từ 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc có mạng lưới từ 100 người trở lên thì sẽ bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác minh có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tổ chức, cá nhân này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội lạm dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
3. Luật sư tư vấn tội lừa đảo đầu tư tài chính
Hiện nay những vụ việc lừa đảo đầu tư tài chính xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Nếu bạn gặp phải trường hợp này cần tư vấn thêm về pháp luật thì hãy sử dụng dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ luật sư tại Văn phòng Luật Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan về hành vi lừa đảo. Đồng thời, Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ Khách hàng làm thủ tục để kiện cáo, nộp đơn lên án những đối tượng đó.
Bên cạnh đó, nếu bị can, bị cáo đang cần thuê Luật sư bào chữa, giảm nhẹ tội, mức án phạt thì cũng có thể sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa tại Phan Law Vietnam.