Làm gì khi bị gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng?
Mục lục
Lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, các chiêu trò lừa đảo luôn được “đổi mới” không ngừng với nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện thêm thủ đoạn mới đó là gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
1. Thực trạng hành vi gửi link giả đánh cắp thông tin ngân hàng
Trong thời gian vừa qua, vào ngày 26/10, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ công an đã có thông báo gửi đến các công án địa phương. Thông báo cụ thể là khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò giả mạo tin nhắn của ngân hàng thông qua việc gửi link đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê, từ tháng 9/2022, người dân tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM,… rất nhiều trường hợp đã nhận được tin nhắn giả mạo với nhiều dịch vụ khác nhau. Nếu muốn hủy sẽ nhấp vào đường dẫn nào đó có tên của ngân hàng đang sử dụng. Các đối tượng lừa đảo này thường sử dụng các thiết bị công nghệ cao nhằm thu thập thông tin thiết bị để phát tán các tin nhắn mạo danh ngân hàng lừa đảo. Con số trung bình tin phát tán thành công sẽ từ 40.000 – 80.000 tin/ bộ thiết bị.
2. Nhận diện hành vi gửi link giả đánh cắp thông tin ngân hàng
Trước tình trạng ngày một nhiều khách hàng phản ánh về tình trạng bị đánh cắp thông tin ngân hàng từ link giả, nhiều ngân hàng đã đưa ra lời cảnh tỉnh và phương pháp nhận diện hành vi gửi link giả. Thông thường, những đối tượng lừa đảo này sẽ mạo danh ngân hàng bất kỳ nào đó ở tại Việt Nam. Sau đó, chúng gửi tin nhắn SMS đến khách hàng, thông báo tài khoản của họ đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới hoặc bị trừ tiền vì sai sót nào đó,…
Đồng thời, những đối tượng này sẽ yêu cầu khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn để tìm hiểu về dịch vụ hoặc hủy/ đăng ký. Các đường link mà kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường sử dụng sẽ chỉ sai khác một vài chi tiết hoặc ký tự so với đường link thật. Thậm chí, đường link dẫn đến website giả còn có hình thức khá giống với giao diện trên trang chủ thật.
Như vậy, nếu khách hàng không để ý, nhập username/ password hoặc mã OTP, những tên lừa đảo đánh cắp thông tin ngân hàng từ link giả sẽ nắm bắt được thông tin và dễ dàng chiếm đoạt được tài khoản ngân hàng. Từ đó, chúng dễ dàng chuyển tiền hoặc rút tiền.
3. Cần làm gì khi vô tình nhấn vào link giả của ngân hàng?
Khi chẳng may nhấn vào link giả mạo, người dùng cần phải khắc phục một số biện pháp chuyên biệt do ngân hàng đã đưa ra. Một số cách thức đó có thể là:
3.1. Nhấn sai mật khẩu tài khoản ngân hàng
Khi chẳng may nhấp vào link dán giả mạo, lừa đảo, người dùng nên nhập sai tài khoản ngân hàng để bảo mật thông tin của mình. Đây được coi là một trong những cách có một không hai. Khi nhập sai nhiều lần dẫn đến tài khoản bị tạm khóa, người dùng có thể liên hệ đến bộ phận hỗ trợ ngân hàng hoặc có thể ra ngay chi nhánh gần nhất để được hỗ trợ và xử lý. Điều này nhằm giúp kẻ gian không kịp hack thông tin của các cá nhân và tất nhiên số tiền có trong tài khoản sẽ không bị thất thoát.
3.2. Liên hệ trực tiếp đến tổng đài ngân hàng yêu cầu khóa tài khoản
Liên hệ trực tiếp đến tổng đài ngân hàng yêu cầu khóa tài khoản cũng là một cách khắc phục để tránh bị lừa đảo. Sau khi lỡ nhấn vào link giả, bạn có thể gọi điện đến ngân hàng và trình bày lý do muốn khóa. Tuy nhiên, so với cách trên, cách làm này thông thường sẽ lâu hơn vì không phải lúc nào ngân hàng cũng kịp để giải quyết. Khi muốn mở lại tài khoản ngân hàng, bạn phải cung cấp các loại tài liệu cũng như bằng chứng xác thực cho phía ngân hàng xem xét.
3.3. Nên lưu sẵn đường link chính thức website ngân hàng đang sử dụng
Bên cạnh đó, để tránh bị lừa đảo, người dùng nên tìm hiểu về link website của ngân hàng mình đang sử dụng. Cẩn thận hơn, bạn có thể lưu lại để đến lúc cần phải dùng đến. Từ đó, khi nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn lừa đảo, mạo danh nhân viên ngân hàng, bạn sẽ dễ dàng đối chiếu hai đường link lại với nhau.
4. Bị lừa đảo đánh cắp tài khoản ngân hàng cần phải làm gì?
Trước tiên, các cá nhân cần phải cảnh giác đề phòng chiêu trò lừa đảo đánh cắp thông tin ngân hàng từ link giả. Nếu thấy tin nhắn gửi thông báo tài khoản ngân hàng có vấn đề, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại hoặc email chính thức trên các trang web của ngân hàng để hỏi. Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần phải xử lý như sau:
- Thu thập bằng chứng của kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản như tin nhắn, số điện thoại hoặc ghi âm cuộc trò chuyện giữa bạn và những đối tượng này làm bằng chứng.
- Sau khi thu thập đầy đủ các căn cứ chứng minh, bạn hoàn toàn có thể tố giác và khởi kiện tội lừa đảo này đến Cơ quan chức năng để được giải quyết. Việc giải quyết sẽ được căn cứ dựa trên Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như chúng tôi đã nêu trên.
- Cảnh giác đến người nhà hoặc những người thân quen thông qua mạng xã hội hoặc những cuộc trò chuyện trực tiếp.