Tài xế gây tai nạn bỏ chạy sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hành vi gây tai nạn bỏ chạy không chỉ gây thương đau, mất mát cho những người trong cuộc mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống ngày nay. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn, tính mạng cho những người tham gia giao thông.
1. Pháp luật quy định về hành vi gây tai nạn bỏ chạy như thế nào?
Trên thực tế cho thấy, rất nhiều vụ án va chạm mà tài xế bỏ chạy xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến như:
- Người gây tai nạn muốn trốn tránh trách nhiệm nên trốn khỏi hiện trường ngay sau đó.
- Người gây tai nạn sợ người nhà nạn nhân đe dọa, đánh đập nên kích động bỏ chạy.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ:
– Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
– Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Bảo vệ hiện trường;
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
2. Mức xử phạt tài xế gây tai nạn bỏ chạy theo quy định pháp luật
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm quy tắc tham gia giao thông như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Căn cứ tại điểm b khoản 8 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
- Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05-07 tháng.
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể xả xe máy điện), các loại xe tương tư xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Căn cứ tại điểm đ khoản 8 Điều 6 quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
- Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03-05 tháng.
Bên cạnh đó, đối với máy kéo xe máy chuyên dùng vi phạm hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 05-07 tháng (điểm c khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác cũng sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng (điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xem thêm: Uống rượu gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm.
Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.
Những mức phạt mang tính răn đe đã được thực thi nhằm hạn chế tối đa hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại.
3. Tư vấn pháp lý về hành vi gây tai nạn bỏ chạy
Hiện nay những vấn đề về hành vi gây tai nạn bỏ chạy xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Để có thể hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về hành vi này bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Phan Law Vietnam.
Sau nhiều năm phát triển, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam hiểu rằng dịch vụ tư vấn pháp luật là một xu thế tất yếu. Để đáp ứng tốt nhu cầu tư vấn, Phan Law Vietnam chia thành nhiều lĩnh vực riêng biệt để hỗ trợ Khách hàng. Với đội ngũ Luật sư chuyên sâu, am hiểu pháp luật, Phan Law Vietnam sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và cách giải quyết hiệu quả để tránh vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, dành cho bị can, bị cáo nếu đang cần bào chữa, giảm nhẹ tội nếu đã lỡ gây tai nạn bỏ chạy thì Phan Law Vietnam cũng sẵn sàng hỗ trợ tư vấn.