Vi phạm bản quyền Youtube
Mục lục
Youtube là một ứng dụng được nhiều người sử dụng, là nơi chia sẻ các video về nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, phim ảnh,… Những video này còn giúp người sở hữu kiếm được số tiền lớn. Chính vì vậy, có nhiều người đã ăn cắp, đạo nhái,…. video để thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến các Youtuber chính thống. Hành vi vi phạm bản quyền Youtube có bị xử lý hình sự không? Chế tài xử lý như thế nào? Để có câu trả lời, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây.
1. Vi phạm bản quyền Youtube có bị xử lý hình sự không?
Vi phạm bản quyền Youtube có thể bị xử lý hình sự khi có đầy đủ dấu hiệu tội phạm. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, để được xem là tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan khi có đủ các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, mối quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm
Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Thứ hai, chủ thể thực hiện thành vi phạm tội
Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Thứ ba, hành vi phạm tội
Khi thực hiện một trong hai hành vi sau đây:
- Sao chép toàn bộ hoặc một phần video trên Youtube mà không xin phép hoặc xin phép nhưng chủ video chưa đồng ý;
- Phân phối đến công chúng bản sao video trên Youtube bằng việc bán, cho thuê,… các bản sao video này hoặc sử dụng những video này như một hình thức khuyến mãi để bán các hàng hóa khác mà không xin phép hoặc xin phép nhưng chủ video chưa đồng ý.
Thứ tư, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra
Xâm phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng – dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng.
Thứ năm, biểu hiện tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội
Người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép, trái pháp luật nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
2. Chế tài xử lý vi phạm bản quyền Youtube
Pháp luật Hình sự quy định rõ từng mức phạt tùy vào mức độ vi phạm, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân phạm tội
Khung 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm khi:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Trường hợp 2: Pháp nhân thương mại phạm tội
Khung 1: Bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng.
Khung 2: Bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 02 năm.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm – 03 năm.
3. Dịch vụ Luật sư bào chữa/bảo vệ tại Phan Law Vietnam
Không phải cá nhân nào cũng trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người bào chữa/bảo vệ. Do đó, bạn nên sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa/bảo vệ để đạt được hiệu quả tối đa trong vụ án hình sư. Việc sử dụng dịch vụ sẽ đem đến những lợi ích như:
- Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần người bị bắt, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị hại vượt qua khủng hoảng tâm lý;
- Là cầu nối giữa người thân và người bị bắt, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong phạm vi pháp luật cho phép. Vì trong giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án thường hạn chế nghi can tiếp xúc với người thân;
- Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị bắt, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị hại,…