Xử lý nghiêm khi thẩm phán nhận hối lộ
Mục lục
Thẩm phán nhận hối lộ, tức là đã có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn của bản thân để nhận bất kỳ lợi ích nào từ người đưa hối lộ. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để Thẩm phán thực hiện hành vi phạm tội của mình. Nếu không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ rất khó hoặc không thể nhận các lợi ích để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
1. Dấu hiệu tội nhận hối lộ
Quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mô tả dấu hiệu phạm tội phạm nhận hối lộ như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ bị tội phạm xâm phạm
Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức. Đối tượng của tội nhận hối lộ là tiền của, tài sản, những giấy tờ có giá trị tài sản hoặc những lợi ích phi vật chất khác.
Thứ hai, chủ thể phạm tội
Là người có chức vụ, quyền hạn ở trong Nhà nước hoặc trong các công ty, tổ chức ngoài Nhà nước. Người phạm tội nhận hối lộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích phi vật chất.
Thứ ba, biểu hiện tâm lý
Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức được họ là người có chức vụ, quyền hạn; tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác. Nhận thấy đây là hành vi trái với pháp luật, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp, trái pháp luật. Nhưng người phạm tội vẫn mong muốn nhận hối lộ, thậm chí còn có những hành vi vòi vĩnh, hay gợi ý, nhũng nhiễu đối với người đưa hối lộ.
Thứ tư, biểu hiện của hành vi phạm tội
Có hành vi nhận hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian nhằm làm hoặc không làm một việc gì đó theo yêu cầu của người đưa hối lộ, cụ thể là nhận hối lộ:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác giá trị từ 2 triệu đồng – dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, chưa được xóa án tích mà còn tái phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
2. Thẩm phán nhận hối lộ bị xử lý hình sự thế nào?
Khi hành vi nhận hối lộ của Thẩm phán đủ dấu hiệu phạm tội sẽ bị xử lý như sau:
Khung 1: Bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm – 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm – 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Dịch vụ thuê Luật sư tại Phan Law Vietnam
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã và đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng và ưu ái từ Khách hàng. Bởi trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn thực hiện chuyên nghiệp dựa trên nền tảng kiến thức pháp luật hiện hành và kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, Luật sư tại đơn vị có rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Trong quá trình tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi sẽ:
- Tư vấn chuyên sâu: Luật sư sẽ tư vấn các quy định liên quan đến hành vi xâm phạm tài sản và cách thức để bào chữa/buộc tội nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân;
- Đại diện tham gia tố tụng: Phan Law Vietnam sẽ cử Luật sư soạn thảo giấy tờ và đại diện tham gia các hoạt động điều tra, truy tố, phiên tòa xét xử;
- Thu thập bằng chứng: Hỗ trợ thu thập thêm tài liệu, chứng cứ có lợi để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của bạn.