Vi phạm bản quyền thiết kế xử phạt như thế nào?
Mục lục
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, khi một thiết kế của mình bị sao chép và sử dụng trái phép, mình có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân? Việc vi phạm bản quyền thiết kế không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín của người sáng tạo. Vậy, pháp luật sẽ xử lý những trường hợp này như thế nào?
1. Bản thiết kế có được bảo hộ quyền tác giả không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
…
Như vậy theo quy định trên thì các loại hình tác phẩm được được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
– Tác phẩm phái sinh phải không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh thì quyền bảo hộ mới được phát sinh.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 10, 11 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
…
10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;
b) Công trình kiến trúc.
11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
…
Như vậy, hành vi vi phạm bản quyền thiết kế có thể được coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.
2. Vi phạm bản quyền thiết kế xử phạt như thế nào?
Theo Nghị định số 131 – năm 2013 của Chính phủ, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả – quyền liên quan áp dụng với cá nhân là 250.000.000 đồng và với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Cụ thể, với từng hành vi được quy định như sau:
Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm (Được hiểu nôm na là “Ăn cắp” logo, thiết kế). | – Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật – bút danh tác giả. |
– Biện pháp khắc phục: Cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Sửa lại chính xác tên tác giả, tác phẩm. | |
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Sửa chữa không xin phép). | – Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xét tác phẩm làm ảnh hưởng đến danh dự – uy tín của tác giả. – Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng với hành vi xuyên tạc tác phẩm làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân, uy tín của tác giả. |
– Biện pháp khắc phục: Cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử và cả trên môi trường Internet, kỹ thuật số. | |
Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm (Sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép). | – Phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đồng với hành vi công bố tác phẩm mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. |
– Biện pháp khắc phục: Phải tiến hành cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. | |
Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm (“Bán lậu” không xin phép) | – Phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng với hành vi phân phối tác phẩm mà chưa được sự cho phép của tác giả. |
– Biện pháp khắc phục: Dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm trên môi trường Internet, kỹ thuật số dưới hình thức điện tử với vi phạm trên. |
Xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư tại Hà Nội là bao nhiêu?
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Chúng tôi hiểu rằng việc vi phạm bản quyền tác phẩm là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và tâm huyết của người sáng tạo. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, văn phòng luật sư chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý khách, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tìm ra giải pháp tối ưu cho vụ việc.
Khi đến với văn phòng luật sư của chúng tôi, Quý khách sẽ được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình, hỗ trợ xây dựng chiến lược pháp lý phù hợp. Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập chứng cứ, phân tích kỹ lưỡng vụ việc và đại diện Quý khách trong các thủ tục tố tụng, đàm phán để đòi lại công bằng
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, văn phòng luật sư chúng tôi đã thành công trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho hàng trăm Khách hàng. Chúng tôi tự hào là đơn vị luật sư uy tín, luôn đặt lợi ích của Khách hàng lên hàng đầu.
Ngoài việc tư vấn và đại diện pháp lý trong các vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như đăng ký bản quyền, tư vấn xây dựng thương hiệu, bảo vệ nhãn hiệu… nhằm giúp Khách hàng bảo vệ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ!