Hành vi bạo hành gia đình chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?
Mục lục
Hành vi bạo hành gia đình chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không? Vụ việc vũ phu này sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về những vấn đề này thì hãy tham khảo ngay thông tin mà Phan Law Vietnam chia sẻ dưới đây nhé!
1. Bạo hành gia đình chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?
Hành vi bạo hành gia đình chồng đánh vợ là vấn đề nhức nhói trên cộng đồng mạng xã hội hiện nay. Các hành vi người chồng tác động đến thân thể của vợ như: Tát, đấm, đá… khiến người vợ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ngày nay, hành vi bạo lực rất phổ biến. Bạo hành gia đình chồng đánh vợ có thể vì những lý do sau:
- Những ông chồng bạo hành vợ thường có tư tưởng gia trưởng, vũ phu. Họ coi thường việc bạo hành vợ, luôn cho mình quyền đánh vợ khi làm sai ý muốn chủ quan của mình.
- Phụ nữ – đối tượng bị bạo hành, thường là những người chịu nhiều thiệt thòi về thể xác. Họ không có sức đề kháng khi bị tấn công. Thậm chí, vì danh dự, họ không dám lên tiếng về việc bị xâm hại. Đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến họ bị chồng đánh.
- Sự thiếu hiểu biết pháp luật cả ở người chồng và người vợ.
- Cuộc sống căng thẳng dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến ức chế tình cảm dẫn đến việc người chồng có hành vi đánh vợ.
Hành vi bạo hành gia đình chồng đánh vợ được coi là hành vi bạo lực gia đình căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Bạo hành gia đình chồng đánh vợ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hành vi đánh vợ được xem là bạo lực gia đình. Tùy vào mức độ, hành vi đánh vợ mà người chồng có thể bị xử phạt với các mức quy định khác nhau, cụ thể: Theo điều 52 quy định về hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên gia đình của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Ngoài ra, hành vi bạo hành gia đình chồng đánh vợ được xem là hành vi cố ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này theo khoản 1, Điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
- Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân…
Xem thêm: Người có hành vi bạo hành gia đình sẽ bị xử lý thế nào theo pháp luật?
3. Dịch vụ tư vấn pháp luật về vấn đề bạo hành gia đình
Việc làm bạo hành gia đình chồng đánh vợ là hành vi đáng lên án trong xã hội. Hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc tra cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn là nạn nhân của vụ việc này hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để được đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Công ty có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tài năng chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua những hành vi tàn tác này. Hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để nhận được sự trợ giúp nhé!