Tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng ở đâu?
Mục lục
Tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng gia tăng với những hành vi vô cùng phức tạp. Chúng sử dụng những hành vi hết sức tinh vi khiến nạn nhân không lường trước được. Vậy khi gặp hành vi lừa đảo qua mạng nên tố cáo ở đâu?
1. Thế nào là lừa đảo qua mạng?
Lừa đảo có thể được hiểu là việc sử dụng thủ đoạn lừa đảo nhằm lừa dối người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc nhằm đạt được mục đích nào khác.
Thủ đoạn lừa đảo rất đa dạng, dùng để che giấu nội dung sai sự thật, khiến người khác tin là thật và giao tiền, tài sản khác cho kẻ lừa đảo. Các hình thức lừa đảo thường được sử dụng bao gồm: Sử dụng tài liệu giả; nói dối; mạo danh cơ quan nhà nước…
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng điều này để tiếp cận nhiều “con mồi” rồi thực hiện hành vi lừa đảo. Có thể thấy, lừa đảo qua mạng là một hình thức tội phạm phổ biến (thông qua mạng máy tính, internet, các đối tượng vào các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay qua Email…) để chiếm đoạt tài sản.
2. Những chiêu trò lừa đảo qua mạng cần tránh
2.1. Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng phổ biến
Các hình thức lừa đảo qua mạng, ứng dụng trực tuyến… có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây với nhiều cách thức chiếm đoạt tiền của người dân. Dưới đây là một số trò lừa đảo trực tuyến thường được sử dụng:
- Các đối tượng chiếm tài khoản Facebook, Zalo,… của nạn nhân, sau đó dùng tài khoản này gửi tin nhắn yêu cầu người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn và chiếm đoạt.
- Gửi tin nhắn thông báo người bị hại đã trúng giải có giá trị lớn, yêu cầu quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo, người khuyết tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản cho trước sau đó chiếm đoạt tiền.
- Đăng tin tuyển dụng trên Facebook và dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng, sau đó yêu cầu nạn nhân bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các nền tảng thương mại như Shopee, Lazada… Khi mua hàng và đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được trả tiền cho hàng hóa và được hưởng thêm phần trăm hoa hồng. Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hành vi lừa đảo như:
- Một là chiếm đoạt tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên lạc;
- Hai là chúng sẽ chuyển cho nạn nhân một khoản hoa hồng nhỏ để tạo lòng tin, sau đó khi có đơn hàng lớn hơn và nạn nhân đã nhận được hàng thì các đối tượng này sẽ bùng tiền và chặn liên hệ.
2.2. Cảnh báo hành vi lừa đảo qua mạng của nước ngoài
Do mạng xã hội ngày càng phổ biến và có nhiều tính năng như ẩn danh, liên kết tới nhiều quốc gia,… Vì vậy hoạt động lừa đảo qua mạng hiện nay không chỉ đến từ các đối tượng trong nước mà còn từ những kẻ lừa đảo nước ngoài, xuyên quốc gia.
Ví dụ: Những đối tượng là người nước ngoài này mời kết bạn trên Facebook, Zalo,… để làm quen và tiếp cận “con mồi”. Sau một thời gian trò chuyện và chiếm được lòng tin của nạn nhân, chúng sẽ nghị chuyển tiền mặt hoặc quà làm quen. Sau đó, chúng tiếp tục giả làm nhân viên ngân hàng, thông báo cho nạn nhân có bưu kiện từ nước ngoài gửi về và yêu cầu nạn nhân chuyển trước một số tiền để nộp thuế, phí vận chuyển và các khoản phí khác. Ngay sau đó, khi nạn nhân thực hiện yêu cầu, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền và xóa liên lạc.
Xem thêm: Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại bị xử phạt thế nào?
3. Bị lừa đảo qua mạng nên tố cáo ở đâu?
Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chúng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.
Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
4. Tư vấn pháp lý khi bị lừa đảo tại Phan Law Vietnam
Hiện nay những hành vi lừa đảo qua mạng diễn ra rất phổ biến và ngày càng tinh vi. Nếu bạn đang gặp hành vi này có thể liên hệ đến Văn phòng Luật Phan Law Vietnam để được hỗ trợ tư vấn pháp lý và đưa ra giải pháp giải quyết tốt nhất.
Với nhiều năm kinh nghiêm trong ngành, đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ Quý khách hàng hiểu rõ thêm về cách tố cáo, hình phạt với tội phạm. Bên cạnh đó, nếu bạn đang cần làm hồ sơ tố cáo, khởi tố tội phạm lừa đảo qua mạng thì Phan Law Vietnam cũng sẵn sàng trợ giúp.