Hành vi chửi bới người khác có bị đi tù không?
Mục lục
Trong xã hội văn minh, việc thể hiện sự tôn trọng giữa các cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn xảy ra những hành vi thiếu văn hóa như chửi bới người khác. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của người bị chửi mà còn có thể vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Vậy, hành vi chửi bới người khác bị xử phạt như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Hành vi chửi bới người khác
Danh dự là sự coi trọng, tôn vinh của xã hội dành cho một cá nhân hoặc tổ chức, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nó phản ánh giá trị đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của cá nhân hoặc tập thể. Mặt khác, nhân phẩm là giá trị làm người vốn có của mỗi cá nhân, thể hiện phẩm chất đạo đức và giá trị tinh thần của họ.
Hành vi chửi bới người khác là những lời nói hoặc hành động mang tính xúc phạm, lăng mạ, hạ thấp giá trị, danh dự, nhân phẩm của người khác. Những lời chửi bới có thể bao gồm:
- Từ ngữ tục tĩu: Đây là những từ ngữ thô lỗ, thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, được sử dụng để xúc phạm, hạ thấp người khác.
- Lời nói miệt thị: Những lời nói này thể hiện sự khinh miệt, coi thường người khác dựa trên các yếu tố như ngoại hình, xuất thân, giới tính, tôn giáo,…
- Hành động thô lỗ: Bao gồm những cử chỉ, hành động nhằm xúc phạm, lăng mạ người khác như khạc nhổ, ném đồ vật,….
Hành vi chửi bới người khác có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Khi hai người không đồng ý về một vấn đề nào đó, họ có thể sử dụng lời nói chửi bới để hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Khi gặp phải những điều không như ý muốn, một số người có thể trút giận bằng cách chửi bới người khác.
- Một số người có thể sử dụng lời nói chửi bới để thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác, đặc biệt là khi họ cảm thấy mình ở vị trí cao hơn.
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 20 rằng mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Bên cạnh đó, tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
Do đó, hành vi chửi bới, xúc phạm người khác là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.
2. Hành vi chửi bới người khác bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng bị xử phạt như sau:
2.1. Phạt hành chính
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối cá nhân thực hiện với một trong những hành vi sau đây:
– Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
– Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm.
Theo đó, người nào có hành vi khiêu khích, chửi bới, xúc phạm, lăng mạ, bội nhọ danh dự nhân phẩm người khác thì có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, loại trừ trường hợp có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21. Hành vi này có mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình quy định tại Điều 54. Mức phạt tiền cao nhất cho hành vi này lên tới 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp cá nhân bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, một người nào đó xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, nếu người bị hại hoặc người khác báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền và có bằng chứng cụ thể, thì người đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, tùy tính chất mức độ, tội phạm có thể bị xử phạt tối đa lên đến 5 năm tù.
Tham khảo: Những lưu ý cần cẩn trọng khi làm đơn tố cáo làm nhục người khác
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Có thể bạn hay người thân của bạn đã từng gặp phải những trường hợp:
- Bị người khác chửi bới, xúc phạm nơi công cộng.
- Bị đồng nghiệp, cấp trên sỉ nhục, hạ nhục tại nơi làm việc.
- Bị hàng xóm, láng giềng mỉa mai, nói xấu gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Bị người khác bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội.
Tất cả những hành vi đó đều là vi phạm pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Đừng im lặng để rồi phải chịu đựng những tổn thương tinh thần! Hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Tố tụng để được tư vấn và hỗ trợ, chúng tôi:
- Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, am hiểu pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết vụ việc một cách hiệu quả nhất.
- Tư vấn chi tiết và đề xuất các giải pháp pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Hỗ trợ lập hồ sơ và các thủ tục pháp lý cần thiết.
- Đại diện cho bạn tham gia các phiên hòa giải, thương lượng hoặc tranh tụng tại Tòa án.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn một cách tối đa.
Văn phòng Luật sư Tố tụng luôn đặt lợi ích của Khách hàng lên hàng đầu. Bảo mật thông tin của Khách hàng một cách tuyệt đối. Chi phí hợp lý, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế của Khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ!