Những lưu ý cần cẩn trọng khi làm đơn tố cáo làm nhục người khác
Mục lục
Trên thực tế rất nhiều trường hợp cá nhân làm đơn tố cáo làm nhục người khác nhưng sau đó bị tố ngược lại về hành vi vu khống. Vậy trong quá trình làm đơn tố cáo làm nhục người khác cần lưu ý những gì để tránh bị tố ngược lại?
1. Tố cáo là gì?
Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình. Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy định về khái niệm tố cáo như sau:
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Xem thêm: Hướng dẫn làm đơn tố cáo bôi nhọ xúc phạm danh dự người khác
2. Lưu ý khi viết đơn tố cáo làm nhục người khác
Theo quy định của Pháp luật thì hành vi quyền tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, tình trạng viết đơn thư tố cáo làm nhục người khác sai thường chiếm tỷ lệ rất lớn và bị tố ngược về hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.
Điều này là do người viết đơn không hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến tội tố giác khi chưa có những chứng cứ chứng minh đầy đủ. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng lợi dụng quyền tố cáo, cố ý bịa đặt những thông tin sai sự thật để vu khống người khác. Do vậy việc hiểu rõ luật để làm đơn tố cáo làm nhục người khác là rất cần thiết.
Vu khống được hiểu là hành vi sử dụng lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân hoặc tổ chức. Cụ thể, theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định vu khống là các hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Hành vi vu khống người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật hoặc trong trường hợp có đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì người có hành vi vu khống người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, cá nhân có hành vi lăng mạ, xúc phạm, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Vậy nên, việc đưa ra những thông tin mang tinh chất bình luận, liên quan đến danh dự, nhân phẩm người khác cần cẩn trọng. Nếu quyết định làm đơn cần dựa trên sự thật khách quan và có căn cứ chứng minh. Bên cạnh đó, trong trường hợp muốn làm đơn tố cáo làm nhục người khác cần hiểu về quy định của pháp luật và chứng minh hành vi tố giác là đúng.
Ngoài ra, người làm đơn tố cáo làm nhục người khác cần phải cẩn trọng trong quá trình viết đơn. Nên tham vấn luật sư để tránh trường hợp tố cáo khi không có đủ chứng cứ, tố cáo sai đối tượng hoặc sai hành vi. Nếu xảy ra những điều này có thể trở thành người bị tố cáo ngược lại.
3. Luật sư tư vấn viết đơn tố cáo làm nhục người khác
Có thể thấy rằng, việc làm đơn tố cáo cần phải cẩn trọng và đưa ra đúng thông tin, sự thật. Để giúp mọi người viết đơn tố cáo một cách đúng đắn, không bị tố cáo ngược lại thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
Đội ngũ luật sư tại Phan Law Vietnam là những người có kiến thức, năng lực và chuyên môn giúp mọi cá nhân/ tổ chức hạn chế tình trạng làm đơn tố cáo sai sự thật. Bên cạnh đó, Phan Law Vietnam cũng giúp Khách hàng hiểu thêm về quy định của Pháp luật trong việc làm đơn tố cáo, tránh trở thành người bị tố cáo ngược lại.