Vận chuyển hàng cấm bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Vận chuyển hàng cấm là cụm từ mà chúng ta thường được nghe nhắc đến trên các phương tiện thông tin. Vậy hàng cấm là gì? Việc vận chuyển hàng cấm được hiểu như thế nào? Hành vi phạm tội này sẽ bị xử lý hình sụ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng ta để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Vận chuyển hàng cấm là gì?
- Theo quy định của pháp luật thì hàng cấm là những mặt hàng mà Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh hay trao đổi dưới bất kì hình thức nào. Các mặt hàng này khi lưu hành sẽ ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, sức khỏe, môi trường và kinh tế.
- Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này sang địa điểm khác trong nước. Việc này có thể là vì nhiều lí do như thu lợi nhuận, để sử dụng, cung cấp cho người khác hoặc là vận chuyển thuê…
Danh mục hàng cấm hiện nay không cố định mà có sự thay đổi, Bộ luật Hình sự cũng quy định nhiều điều luật về hành vi phạm tội liên quan đến hàng cấm như:
- Hàng cấm ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc…
- Hàng cấm là vật liệu nổ, là chất phóng xạ, là chất độc, văn hoá phẩm đổi trụy được quy định là đối tượng của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng…
- Hàng cấm là các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, thú y… những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
Theo đó, việc vận chuyển hàng có thể thực hiện ngày càng tinh vi thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như: Đường bộ, đường thủy, đường hàng không…
2. Vận chuyển hàng cấm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cá nhân thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
2.1. Đối với cá nhân
Khung hình phạt thứ nhất:
Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam
…”
Khung hình phạt thứ hai:
Quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
“a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
…
l) Tái phạm nguy hiểm.”
Khung hình phạt thứ ba:
Quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
“a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
…
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
2.2. Đối với tổ chức
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1tỷ đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí là gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người.
- Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, khi một cá nhân thực hiện hành vi vận chuyển, tang trữ hàng cấm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ sẽ bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau như đã nêu ở trên.