Xử lý hành vi buôn bán bánh kẹo mứt Tết giả
Mục lục
Bánh kẹo mứt Tết là những mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến xuân về. Còn chưa đầy vài tháng nữa là đến dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng bánh kẹp của người dân ngày càng tăng cao, bánh kẹo mứt giả cũng xuất hiện nhiều nơi. Với thủ đoạn, chiêu trò tinh vi cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay nên khiến người tiêu dùng rất khó để có thể phân biệt được đâu là hàng giả, đâu là hàng giả kém chất lượng. Vậy xử lý như thế nào hành vi buôn bán bánh kẹo mứt Tết giả. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.
1. Bánh kẹo mứt Tết giả là gì?
Căn cứ điểm đ, khoản 7, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có thể hiệu bánh kẹo Tết giả là loại bánh kẹo có: Nhãn hàng hoá hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì của tổ chức, cá nhân khác; giả mạp về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói hàng hoá.
Trên thị trường hiện nay, không hiếm để chúng ta bắt gặp những trường hợp bánh kẹo giả, đặc biệt là vào thị trường ngày Tết, hành vi này càng tràn lan và tinh vi hơn. Các sản phẩm bánh kẹo không bao bì, nhãn mác, người tiêu dùng có thể dễ dàng nghi ngờ, phát hiện và không bỏ tiền mua. Nhưng các sản phẩm bánh kẹo mứt giả hiện nay thường nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Không chỉ làm giả các thương hiệu trong nước mà các sản phẩm ngoại nhập cũng không tránh khỏi tình trạng làm giả hàng loạt.
Bao bì nhãn hiệu, tên gọi được làm giả một cách rất tinh vi khiến người tiêu dùng không thể nhận biết được và lầm tưởng đó là hàng chính hãng. Nếu không để ý thì rất dễ bị nhầm lẫn với các thương hiệu nổi tiếng. Như thương hiệu bánh Choco – pie đã xuất hiện hàng nhái là Choco – pai; Bánh Danisa của Đức nhái thành Damisa. Các nhãn hiệu của Kinh Đô như Cosy thì lại bị nhái thành Cozy hoặc Gozy,…
2. Hành vi buôn bán bánh kẹo mứt Tết giả bị xử phạt hành chính thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi buôn bán hàng giả bánh kẹo mứt Tết sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt sẽ dựa trên giá trị hàng hoá hoặc giá trị thu lợi bất chính như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, nếu cá nhân có hành vi buôn bán bánh kẹo mứt giả và dịp Tết Nguyên Đán thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tuỳ trường hợp cụ thể, bánh kẹo giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá là bao nhiêu.
Trên đây là mức phạt với cá nhân. Còn với tổ chức sẽ phải chịu phạt gấp đôi theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Xem thêm: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả bị xử lý như thế nào?
3. Hành vi buôn bán bánh kẹo mứt Tết giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bới điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định về mức phạt đối với hành vi buôn bán bánh kẹo mứt Tết giải như sau:
– Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Tuỳ theo mức độ vi phạm, mức phạt từ có thể lên tới 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân.
– Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm tại Điều này quy định múc phạt cao nhất lên đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
4. Cách để không mua phải bánh kẹo mứt Tết giả
4.1 Lựa chọn bánh kẹo của các thương hiệu uy tín
Thị trường ngày Tết đầy rẫy các bánh kẹo mứt đa dạng chủng loại, mẫu mã khác nhau, những loại bánh kẹo này tuy có bao bì bắt mắt nhưng lại không an toàn. Để tránh mua phải hàng giả kém chất lượng, bạn cần phải thuộc tên những thương hiệu nổi tiếng để lựa chọn sản phẩm cho đúng thương hiệu đó như: Bibica, Kinh Đô, Hải Hà, Tràng An… hay một số thương hiệu ngoại nhập như: Lotte, Melland, Crown, Orion, Danisa,…
Tuy nhiên dù lựa chọn hàng nào, bạn cũng phải nhớ đúng tên hãng đó. Có rất nhiều thương hiệu không nổi tiếng nhưng lại lấy tên ăn theo của những thương hiệu cao cấp nhằm làm cho người dùng nhầm lẫn.
4.2. Quan sát cách đóng gói bao bì bánh kẹo
Đây là một cách dễ nhận biết đâu là bánh kẹp thât, đâu là bánh kẹo giả. Các loại bánh kẹo thật thường được đóng gói bao bì rất chắc chắn, chữ viết trên bao bì rõ ràng, sắc nét, màu sắc cũng đẹp và thật. Trong khi đó, những loại bánh kẹp giả thường có bao bì chữ viết mờ nhạt, không sắc nét, màu sắc trên bao bì thường bị trộn lẫn với nhau.
Trong một số trường hợp chỉ cần quan sát bằng mắt thường thông qua quy cách đóng gói bao bì là có thể nhận ra hàng thật – hàng giả. Bởi nhiều loại bánh kẹo mứt tết giả thậm chí còn không được cho vào hộp hay vào goi mà chỉ được bày bán ở những thùng và theo túi lớn.
4.3. Xem xét đến giá thành sản phẩm, không nên mua những loại bánh kẹo có giá thành quá rẻ
Tết đến, bánh kẹp thường được bày bán ở khắp nơi, đặc biệt là ở chợ. Những loại bánh kẹo mứt tết giả thường có giá thành rẻ. Bạn nên cẩn thận với những loại bánh giá rẻ, không nên vì hàng rẻ mà mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
5. Dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín, bảo mật, hiệu quả cùng Phan Law Vietnam
Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, am hiểu pháp lý đến hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, văn phòng luật sư Phan Law Vietnam sẽ giúp Khách hàng giải quyết các vấn đề về vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và buôn bán hàng giả.
Phan Law Vietnam luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn theo từng nhu cầu cụ thể của Khách hàng, đồng hành cùng Khách hàng trong quá trình bảo vệ quyền lợi và xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Trên đây là những thông tin về xử lý hành vi buôn bán bánh kẹo mứt tết giả. Ngoài các thông tin được đề cập trong bài viết này, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Phan Law Vietnam để được tư vấn miễn phí.