Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu? Dấu hiệu và cách xử lý ra sao?
Mục lục
Hiện nay, việc xâm phạm nhãn hiệu rất dễ bắt gặp. Bởi nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, thu về nhiều quyền lợi cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của hành vi này? Cách xử lý ra sao? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
2. Dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cụ thể:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với danh mục đăng ký.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký gắn với nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký gắn nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng Tên thương mại trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký gắn với nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng Tên miền trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký với nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có thể gây nhầm lẫn nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ.
Xem thêm: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
3. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử phạt như thế nào?
Đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm có thể bị xử phạt về trách nhiệm hành chính, dân sự và hình sự theo quy định của pháp luật.
3.1. Về trách nhiệm hành chính
Theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, mức phạt cao nhất với cá nhân vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu là 250.000.000 đồng, với tổ chức là 500.000.000 đồng. Mặt khác, đối tượng xâm phạm nhãn hiệu phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.
3.2. Về trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ.
“Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Buộc bồi thường thiệt hại;
Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
3.3. Về trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 226 Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý như sau:
“Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
4. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại Phan Law Vietnam
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Phan Law Vietnam là văn phòng luật sư chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tế, chúng tôi luôn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng khi có nhu cầu xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Sử dụng dịch vụ tư vấn xâm phạm nhãn hiệu tại Phan Law Vietnam, bạn sẽ được hỗ trợ các nội dung sau:
- Xác định người vi phạm hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
- Tư vấn và hoàn thiện các thủ tục xử lý các hành vi vi phạm xâm phạm quyền nhãn hiệu.
- Thực hiện kiểm tra, giám định nhãn hiệu.
- Đại diện liên hệ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định, kết luận về hành vi vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Đại diện liên hệ, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tranh tụng với tư cách là luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng là chủ sở hữu nhãn hiệu tại Tòa án có thẩm quyền.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu thuê luật sư bào chữa, giảm nhẹ tội, giảm án phạt, minh oan hoặc bảo vệ quyền lợi thì hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.