Bị người khác xâm phạm bí mật đời tư thì phải làm sao?
Mục lục
Việc hình ảnh cá nhân bị sử dụng trái phép trên mạng xã hội, tin nhắn riêng tư bị lộ hay thông tin cá nhân bị thu thập trái phép đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Những hành vi này không chỉ xâm phạm đến quyền riêng tư mà còn gây ra nhiều phiền toái cho nạn nhân. Vậy, khi bị người khác xâm phạm bí mật đời tư thì phải làm sao?
1. Quy định của pháp luật về quyền riêng tư cá nhân
Quyền riêng tư hay còn có thể hiểu quyền của mỗi cá nhân được tự do quyết định thông tin về bản thân mình và kiểm soát việc chia sẻ thông tin đó với người khác.
Quyền riêng tư bao gồm quyền được bảo vệ khỏi sự can thiệp trái phép vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín, cũng như quyền được bảo vệ danh dự và uy tín.
Căn cứ theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Ngoài ra, căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Như vậy, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là những quyền cơ bản, không ai được xâm phạm. Điều này có nghĩa là, mọi công dân đều có quyền được bảo vệ thông tin cá nhân, cuộc sống riêng tư và không ai có quyền can thiệp vào những vấn đề thuộc về phạm vi cá nhân hoặc gia đình của người khác.
Việc xâm phạm bí mật đồi tư bao gồm nhiều hành vi khác nhau như: tiết lộ thông tin cá nhân trái phép, xâm nhập vào cuộc sống riêng tư hoặc can thiệp vào bí mật gia đình. Những hành vi này đều bị pháp luật nghiêm cấm. Người vi phạm có thể phải đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý tương ứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Xem thêm: Vợ xâm phạm quyền riêng tư của chồng có vi phạm pháp luật không?
2. Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, việc xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hành vi cụ thể, có thể phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.
3. Bị người khác xâm phạm bí mật đời tư thì phải làm sao?
Việc xâm phạm quyền riêng tư gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về mặt vật chất và tinh thần. Nạn nhân có thể bị mất việc làm, mất uy tín, bị quấy rối, đe dọa, thậm chí còn có thể bị tổn thương về tâm lý. Ngoài ra, việc xâm phạm quyền riêng tư còn làm suy giảm niềm tin của người dân vào xã hội, gây ra những hậu quả tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của cộng đồng.
Khi quyền riêng tư bị xâm phạm, nạn nhân có thể thực hiện các biện pháp pháp lý sau:
- Yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai trái: Nếu thông tin cá nhân bị đăng tải sai sự thật trên mạng xã hội, nạn nhân có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ gỡ bỏ thông tin đó.
- Tố cáo đến cơ quan chức năng: Nên trình báo vụ việc đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
- Khởi kiện ra Tòa: Nếu thiệt hại gây ra quá lớn, nạn nhân có quyền khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại.
Việc bảo vệ quyền riêng tư không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp. Mỗi người cần nâng cao ý thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân của mình và của người khác. Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng, xây dựng các chính sách bảo mật thông tin chặt chẽ.
Để xây dựng một xã hội tôn trọng quyền riêng tư, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của bản thân và cộng đồng.
4. Hỗ trợ pháp lý từ văn phòng luật sư tố tụng
Bạn đang lo lắng vì thông tin cá nhân bị lộ? Khi quyền riêng tư bị xâm phạm, bạn cần một người đồng hành đáng tin cậy. Văn phòng luật sư chúng tôi chuyên hỗ trợ pháp lý cho những trường hợp như bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ danh dự, nhân phẩm và hỗ trợ khôi phục lại cuộc sống bình thường.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, đội ngũ luật sư của chúng tôi đã thành công trong việc bảo vệ quyền lợi của hàng trăm Khách hàng bị xâm phạm quyền riêng tư. Chúng tôi am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật liên quan và có kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý các vụ kiện phức tạp.
Chúng tôi hiểu rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân là điều không dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối mọi thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, từ việc thu thập chứng cứ, xây dựng chiến lược pháp lý đến khi vụ án kết thúc.
Văn phòng luật sư chúng tôi là địa chỉ tin cậy của nhiều Khách hàng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của Khách hàng lên hàng đầu và cam kết mang đến những dịch vụ pháp lý chất lượng cao, hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tìm ra giải pháp tốt nhất cho trường hợp của bạn!