Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của con cái không?
Mục lục
Nhiều bậc phụ huynh đang lầm tưởng giữa việc quan tâm con cái với việc xâm phạm quyền riêng tư của con là việc bình thường. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, hành vi này là không đúng và có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Quyền riêng tư cá nhân của con là gì?
Theo Điều 21 Hiến pháp năm 2013, đời sống riêng tư và bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những vấn đề được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm. Đồng thời, bí mật về thư tín, điện tín và điện thoại,… cũng là những thông tin riêng tư được pháp luật bảo vệ. Đây là những quy định áp dụng chung đối với mọi công dân Việt Nam, trong đó có trẻ em.
Ngoài ra, Điều 21 Luật Giáo dục năm 2016 cũng đã quy định về quyền riêng tư của trẻ em cụ thể như:
– Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
– Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Như vậy, bất kỳ thông tin nào liên quan đến bí mật cá nhân hoặc thư tín, danh dự, nhân phẩm của cong đều là những quyền riêng tư, mọi hành vi xâm phạm trái phép đều trái với quy định pháp luật kể cả là với là cha mẹ.
Các hành vi vi phạm quyền riêng tư của con cái mà cha mẹ hay mắc phải đó là việc xâm p hạm đến bí mật thư tín nhưng hành vi xem trộm tin nhắn ở điện thoại, facebook, zalo,… là những hành vi phổ biến thường gặp ở các bậc phụ huynh.
Với tâm lý là con cái còn nhỏ, chưa đủ trưởng thành, vì lo lắng muốn kiểm soát những mối quan hệ cũng như các cuộc trò chuyện giữa bạn bè, thầy cô,… để kịp thời định hướng tốt cho con. Tuy nhiên đây sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Hành vi vi phạm quyền riêng tư Facebook bị xử phạt như thế nào?
2. Mức phạt khi bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái
2.1. Xử phạt hành chính
Với việc xâm phạm quyền riêng tư của con nói chung và việc xâm phạm về thư tín, điện tín, điện thoại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng với những hành vi như:
– Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Hành vi tiết lộ/ phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư của thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội, trang web,…
– Căn cứ điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Hành vi tiết lộ thông tin là bí mật đời sống riêng tư, bị mật cá nhân…. mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2. Trách nhiệm hình sự
Ngoài bị phạt hành chính, bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm bí mật như an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
– Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm với hành vi bố mẹ cố ý đọc, giữ thư từ, tin nhắn điện thoại,… điện thoại hoặc các hành vi xâm phạm đến bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín,… của con cái.
– Phạt tù từ 01 – 03 năm với hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên, tiết lộ thông tin đã xem xét được làm ảnh hưởng đến danh sự, nhân phẩm của người khác hoặc hành vi của bố mẹ khi xâm phạm quyền riêng tư của con cái dẫn đến con cái tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo quy định là vậy nhưng việc xử phạt bố mẹ trong trường hợp này rất khó bởi pháp luật chưa quy định rõ như thế nào là trái với quy định pháp luật.
Thường việc trái pháp luật sẽ được xem xét ở khía cạnh người có thư, tin nhắn,… không cho phép. Nhưng thực tế cũng không có nhiều trường hợp con cái sẽ tố cáo bố mẹ khi xâm phạm quyền riêng tư.
Xem thêm: Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có bị phạt không?
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, uy tín tại Văn phòng luật sư tố tụng
Với hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống như: Dân sự, Hình sự, Hành chính,… Văn phòng luật sư tố tụng luôn đem đến cho Quý khách dịch vụ pháp lý uy tín và chất lượng.
Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Trên đây là giải đáp về vấn đề: Bố mẹ có được quyền xâm phạm quyền riêng tư của con cái không. Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ số Hotline hoặc để lại thông tin ở form dưới đây để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.