Nạn nhân bị đe dọa qua điện thoại cần làm gì?
Mục lục
Hiện nay, xuất hiện rất nhiều cuộc điện thoại gọi đe dọa, khủng bố người khác vì nhiều mục đích khác nhau. Nạn nhân trong những trường hợp này không biết phải làm thế nào để tránh khi bị đe dọa qua điện thoại. Hiểu được vấn đề đó, Luật sư tố tụng để tìm cách giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng bị đe dọa qua điện thoại ngay dưới đây!
1. Hành vi gọi điện đe dọa người khác qua điện thoại
Thời gian qua, nhiều tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành lừa đảo qua điện thoại để chiếm đoạt tài sản với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Những vụ án mang tính chất đe dọa người khác thường gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong dư luận.
Theo đó, những đối tượng dùng điện thoại đe dọa người khác thường xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc tống tiền nạn nhân. Kịch bản của đối tượng đe dọa người khác qua điện thoại thường mạo danh cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án thông báo nạn nhân đang liên quan đến vụ việc nghiêm trọng như lừa đảo xuyên quốc gia, vi phạm Luật Giao thông,…
Nhiều trường hợp đã không hiểu rõ và làm theo lời đe dọa qua điện thoại. Nhiều đối tượng còn có sẵn địa chỉ nhà và bắt buộc nạn nhân phải làm theo lời đe dọa không sẽ đến tận nhà gây rối. Có thể thấy, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng vô cùng tinh vi, bài bản và chuyên nghiệp.
2. Bị đe dọa qua điện thoại cần làm gì?
Rất nhiều người bị đe dọa qua điện thoại và trình báo lên cơ quan Công an để vào cuộc điều tra, xác minh và thực hiện lệnh bắt giữ của Viện Kiểm sát nhân dân. Bộ Công an nêu rõ khi làm việc, xác minh, điều tra cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập đến chính quyền địa phương,… Tuyệt đối không được làm theo những cuộc gọi qua điện thoại hoặc mạng xã hội.
Bộ Công an khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần cảnh giác khi nhận được điện thoại của người lạ tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp. Lúc này, nạn nhân cần thông báo hoặc yêu cầu đến cơ quan chức năng để điều tra vụ án qua điện thoại hoặc mạo danh đó. Nếu có yêu cầu nhận tiền, bưu phẩm có giá trị đóng các khoản phí hoặc trả khoản nợ không xác định thì không được làm theo.
Đồng thời, tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, chứng minh thư (CCCD), địa chỉ nhà, số tài khoản, mã OTP trên điện thoại cho cá nhân và bất kỳ ai không quen biết. Khi gặp những thông báo vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu xác minh tài khoản, nhờ vay tiền thì cần đặc biệt cảnh giác. Tuyệt đối không làm theo và cần nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.
Thường xuyên thay đổi mật khẩu, tăng tính bảo mật quyền riêng tư trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản, số điện thoại lên mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc điện thoại có dấu hiệu đe dọa thì cần bình tĩnh, không lo sợ và nhanh chóng xác thực, liên hệ với người thân để được tư vấn.
Với trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần nhanh chóng thông báo cho Cơ quan công an gần nhất.
Xem thêm: Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại
3. Luật sư tư vấn pháp lý về hành vi đe dọa qua điện thoại
Khi bị đe dọa qua điện thoại bạn không biết làm gì thì hãy liên hệ ngay với Luật sư tố tụng. Đây là một trong những Văn phòng Luật sư uy tín, chuyên nghiệp giúp Khách hàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề bị đe dọa qua điện thoại. Trong đó, đội ngũ Luật sư tại Luật sư tố tụng cũng là những người có năng lực, chuyên môn cao, đã từng tiếp cận nhiều vấn đề tương tự nên có thể giúp Khách hàng hiểu thêm về trường hợp của mình và tham gia bào chữa với vấn đề trên.
Nếu Khách hàng cần làm hồ sơ tố cáo, tố giác khi bị đe dọa qua tin nhắn thì Luật sư tố tụng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Mọi thông tin thắc mắc về mọi vấn đề, lĩnh vực khác nhau sẽ được Luật sư tố tụng giúp bạn giải đáp mọi vướng mắc.