Người có hành vi bạo hành gia đình sẽ bị xử lý thế nào theo pháp luật?
Mục lục
Vấn đề bạo hành gia đình luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, bởi hậu quả của nó có thể làm tan vỡ gia đình và ảnh hưởng đến tâm lý của con cái. Đó là lý do tại sao nhiều người có tâm lý chịu đựng, không muốn gia đình bị đổ vỡ để bảo đảm rằng con cái có một môi trường gia đình trọn vẹn và an lành. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ, hành vi bạo lực gia đình sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào.
1. Bạo hành gia đình, bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là hành vi “cố ý của thành viên trong gia đình và gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Các hành vi này có thể biểu hiện qua hành động như hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có thể không biểu hiện qua hành động như sự bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh. Hành vi bạo lực thường gây tổn hại trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân, đồng thời gây ra những tổn thương tinh thần đáng kể.
2. Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành gia đình
2.1. Xử phạt hành chính
Theo Điều 52 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm xâm hại sức khỏe thành viên gia đình sẽ bị xử phạt theo các quy định sau đây:
- Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
- Hành vi sử dụng công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác để gây thương tích cho thành viên gia đình, hoặc không đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp cần thiết hoặc không chăm sóc nạn nhân trong quá trình điều trị chấn thương do bạo lực gia đình sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, theo Điều 53 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định dưới đây:
- Hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
- Hành vi bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
- Ngoài việc áp dụng hình phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân yêu cầu.
Xem thêm: Bạo hành gia đình chồng đánh vợ
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 185 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Cụ thể:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Hậu quả của bạo hành gia đình
Hậu quả của bạo hành gia đình là rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đa chiều đến các thành viên trong gia đình cũng như cộng đồng xung quanh.
- Tổn thương về thể chất: Bạo hành gia đình có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe khác cho nạn nhân. Những hậu quả này có thể kéo dài suốt đời và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tổn thương về tinh thần và tâm lý: Cảm giác sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, tự ti, trầm cảm là những hậu quả thường gặp.
- Ảnh hưởng tới mối quan hệ gia đình: Bạo hành gia đình tạo ra một môi trường gia đình không an toàn, đầy căng thẳng và mâu thuẫn. Điều này có thể dẫn đến rạn nứt tình cảm gia đình, ly hôn, hoặc sự cô lập và cảm giác cô đơn cho các thành viên.
- Hậu quả xã hội: Bạo hành gia đình không chỉ gây tổn hại đối với gia đình, mà còn ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xung quanh. Bạo lực gia đình gây mất an ninh, đẩy các thành viên vào tình trạng khó khăn và gây ra các vấn đề xã hội như gia tăng tội phạm, mất cân bằng trong xã hội.
4. Phan Law Vietnam – Hỗ trợ tư vấn pháp lý chuyên sâu trong trường hợp bạo hành gia đình
Phan Law Vietnam là tổ chức chuyên về tư vấn pháp lý, cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng những người đang đối mặt với tình huống bạo hành gia đình. Với sự hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi cung cấp các giải pháp pháp lý chính xác và hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và an toàn của nạn nhân.
Tại Phan Law Vietnam, chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý và đối phó với bạo hành gia đình. Chúng tôi đặt sự quan tâm hàng đầu vào Khách hàng và cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu, linh hoạt và tận tâm. Bằng việc kết hợp kiến thức chuyên môn về luật pháp và hiểu biết về tình hình thực tế, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền lợi pháp lý của mình, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp để đối phó với tình huống bạo hành gia đình.