Xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục
Ai cũng được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Bất kỳ ai cũng không được phép xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng lời nói (sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu,…) hoặc bằng hành động (lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt,…). Khi xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Phan Law Vietnam theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
1. Xúc phạm người khác phạt bao nhiêu tiền?
Khi xác định hành vi xúc phạm người khác đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chủ thể đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả của hành vi xâm phạm không phải là căn cứ để truy cứu trách nhiệm. Tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định mức độ nghiêm trọng, từ đó quyết định hình phạt. Cụ thể như sau:
Khung 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng – 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm – 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Như vậy, khi xúc phạm người khác thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
2. Lý do nên sử dụng dịch vụ Luật sư Hình sự
Đối với vụ án hình sự, Luật sư có quyền tham gia vào hoạt động tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi cho bị hại.
Mặc dù Luật sư không phải là người có quyền quyết định trong vụ án, nhưng lại là người có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục thẩm phán đưa ra quyết định. Để làm được việc đó, Luật sư cần phải thu thập những chứng cứ quan trọng, thuyết phục nhất và phát triển các bằng chứng đó để xuất trình và tranh luận trước Tòa án. Và cần phải có lý lẽ sắc bén, khả năng dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trong phiên tòa để chuẩn bị những lập luận có lợi nhất cho thân chủ.
Có thể thấy, trong quá trình tố tụng, vai trò của Luật sư vô cùng quan trọng. Họ không tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự với vai trò hỗ trợ, bổ sung mà là một trong những chủ thể chính tiến hành quá trình tố tụng.
3. Hỗ trợ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Tư vấn pháp luật và đại diện Khách hàng trong hoạt động tố tụng hình sự là một trong những nội dung nổi trội tại Phan Law Vietnam. Sau nhiều năm hoạt động trong nghề, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã và đang được rất nhiều Khách hàng tin tưởng sử dụng. Tại đây, Luật sư Hình sự tại Văn phòng sẽ hỗ trợ chi tiết, hiệu quả các vấn đề như:
- Tư vấn chi tiết các quy định pháp luật và đưa ra phương hướng xử lý các vấn đề có liên quan đến vụ án;
- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án;
- Tham gia hoạt động tố tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người bị hại;
- Xem xét, đánh giá chứng cứ; nghiên cứu hồ sơ để có thể đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận giải quyết vụ án;
- Thay mặt bị hại/bị can, bị cáo tranh luận trước Tòa án,…