Hành vi bạo hành tinh thần
Mục lục
Ngày nay, bạo hành tinh thần là một trong những hình thức bạo lực khá phổ biến nhưng lại rất khó để nhận diện, diễn ra một cách âm thầm và ít người quan tâm. Nạn nhân của việc bạo hành này sẽ phải đối mặt với những lời chửi bới, chì chiết một cách thô bỉ để xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm. Thậm chí, nạn nhân của việc bạo hành có thể bị lột đồ, nhỏ nước bọt nơi đông người,…
1. Liệu bạo hành tinh thần có bị xử lý hình sự không?
Bạo hành tinh thần vẫn có thể bị xử lý hình sự khi có đầy đủ dấu hiệu tội phạm theo Điều 140, 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Tội hành hạ người khác (Điều 140)
- Chủ thể phạm tội: Chủ thể thực hiện tội phạm là người được nạn nhân lệ thuộc, từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ;
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ;
- Biểu hiện bên trong: Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến tinh thần người người lệ thuộc. Mong muốn hoặc không mong muốn người lệ thuộc bị tổn hại về tinh thần nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra;
- Biển hiện bên ngoài: Làm nhục người lệ thuộc, khiến họ đau đớn về tinh thần, như: khiến họ cảm thấy bản thân vô dụng; danh dự, nhân phẩm bị bêu xấu, xuyên tạc,… Làm nhục bằng nhiều cách, như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin đồn nhảm để người khác cho rằng nạn nhân thật sự xấu xa, tội lỗi,…
Trường hợp 2: Tội làm nhục người khác (Điều 155)
- Chủ thể phạm tội: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ;
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Biểu hiện bên trong: Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác;
- Biển hiện bên ngoài: Có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bằng lời nói (Như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ,… nhằm hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại. Đồng thời khiến người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác), bằng việc làm (Như có những hành vi lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ,… với người bị hại trước đám đông để bêu riếu). Đặc trưng của tội này là thường diễn ra công khai và trước nhiều người. Hành vi bạo hành có thể thực hiện công khai trước mặt nạn nhân hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân.
2. Xử lý hình sự đối với hành vi bạo hành tinh thần
Như đã đề cập, bạo hành tinh thần có thể bị truy cứu một trong hai tội danh trên. Tương ứng với mỗi tội danh, tính chất và mức độ tội phạm mà sẽ bị xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Tội hành hạ người khác
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
Khung 2: Phạt tù từ 01 năm – 03 năm khi:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
- Đối với 02 người trở lên.
Trường hợp 2: Tội làm nhục người khác
Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Phạt phạt tù từ 03 tháng – 02 năm khi:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.
Khung 3: Phạt tù từ 02 năm – 05 năm khi:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý tại Phan Law Vietnam
Chúng tôi luôn hỗ trợ tối đa để bảo vệ quyền và lợi chính của Khách hàng, như: Tư vấn dấu hiệu tội phạm, khung hình phạt; tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại; thu nhập chứng cứ, tài liệu để minh oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt/tăng nặng hình phạt,…
Để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, các bạn hãy nhanh tay nhấc điện thoại lên và liên hệ đến hotline hoặc đến trực tiếp Văn phòng. Đội ngũ Luật sư Hình sự của chúng tôi cam kết sẽ làm việc hết sức để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của các bạn.