Bị xâm phạm quyền nhân thân có được yêu cầu bồi thường không?
Mục lục
Quyền nhân thân là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân, bao gồm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng,… Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, người bị hại không chỉ chịu tổn thương về tinh thần mà còn có thể bị thiệt hại về vật chất. Vậy, pháp luật có quy định gì về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này?
1. Quyền nhân thân là gì?
Quyền nhân thân, như đã được quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), là tập hợp các quyền dân sự gắn liền trực tiếp với mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác, trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định.
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, mọi giao dịch dân sự liên quan đến quyền nhân thân của họ đều phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, theo quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành có liên quan hoặc quyết định của Tòa án.
Trong trường hợp người bị tuyên bố mất tích hoặc đã chết, việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền nhân thân của họ phải được sự đồng ý của vợ/chồng hoặc con thành niên. Nếu không có những người này, cha mẹ của người đó sẽ có quyền quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tội xâm phạm nhân thân là nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cũng như các quyền tự do, dân chủ của người khác.
1.1. Các tội phạm xâm phạm tính mạng
Các tội xâm phạm tính mạng là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác.
Trong BLHS năm 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017 có 13 tội danh thuộc nhóm tội phạm này. Đó là:
– Tội giết người (Điều 123 BLHS); Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS);
– Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS);
– Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 BLHS);
– Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS);
– Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS); .
– Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS);
– Tội bức tử (Điều 130 BLHS);
– Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS);
– Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS);
– Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS);
– Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS);
– Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149 BLHS). Trong các tội danh nêu trên, hai tội danh cuối được quy định lần đầu trong BLHS năm 1999. Sự bổ sung này là cần thiết dựa trên các cơ sở thực tế. Đó là:
– Thứ nhất, tình trạng nhiễm HIV ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay
– Thứ hai, khả năng xảy ra hành vi cố ý lây truyền cũng như hành vi cố ý truyền HIV ở Việt Nam hiện nay và
– Thứ ba, tính nguy hiểm của những hành vi này trong điều kiện khả năng cứu chữa người mắc căn bệnh HIV/AIDS của thế giới và Việt Nam hiện nay. Hành vi phạm tội của hai tội danh này có tính nguy đến tính mạng của người bị lây hiểm ấy nhiễm HIV nên có thể được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng.
1.2. Các tội phạm xâm phạm sức khỏe
Các tội xâm phạm sức khỏe là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. BLHS quy định 07 tội phạm thuộc nhóm tội phạm này. Đó là:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS);
– Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 BLHS);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 BLHS);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 BLHS);
– Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS).
1.3. Các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự là những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Trong BLHS có 14 tội thuộc nhóm tội này. Đó là các tội:
– Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS);
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS);
– Tội cưỡng dâm (Điều 143 BLHS); Tôi cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 144 BLHS);
– Tôi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS);
– Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS);
– Tôi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS);
– Tội mua bán người (Điều 150 BLHS);
– Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151);
– Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152 BLHS);
– Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS);
– Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 BLHS);
– Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS);
– Tội vu khống (Điều 156 BLHS).
Các tội phạm trong nhóm tội này có những đặc điểm chung sau: Hành vi phạm tội của tất cả các tội trong nhóm đều dưới dạng hành động phạm tội.
1.4. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Trong BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định tại Chương XV. Theo đó có 11 tội thuộc nhóm tội này, đó là các tội
– Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS)
– Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS)
– Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác( (Điều 159 BLHS);
– Tội xâm phạm quyền công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160 BLHS);
– Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý đân (Điều 161 BLHS);
– Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS);
– Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân (Điền 163 BLHS);
– Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164);
– Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165 BLHS);
– Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 BLHS);
– Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 BLHS).
2. Bị xâm phạm quyền nhân thân có được yêu cầu bồi thường không?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào đối tượng bị ảnh hưởng. Không chỉ tài sản vật chất mà cả các quyền nhân thân hợp pháp cũng đều có thể trở thành đối tượng bồi thường khi bị xâm phạm quyền nhân thân. Sự đa dạng này được thể hiện rõ qua bảng so sánh sau…
Tiêu chí so sánh | Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản | Bồi thường thiệt hại do xâm phạm các quyền nhân thân |
Căn cứ phát sinh | Phát sinh trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. | Chỉ phát sinh ngoài hợp đồng. |
Đối tượng bị xâm hại | Tài sản(Điều 105 BLDS 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”). | Các quyền nhân thân được pháp luật quy định và bảo vệ như: – Quyền có họ, tên (Điều 26); – Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29); – Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32); – Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34); – Quyền xác định lại giới tính (Điều 36); – Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38); – Quyền chuyển đổi giới tính (Điều 37); – … |
Thiệt hại phải bồi thường | Thiệt hại vật chất. | – Thiệt hại vật chất- Thiệt hại tinh thần. |
Hậu quả pháp lý được áp dụng | – Yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu. – Trả lại tài sản. – Bồi thường thiệt hại. (Điều 164 BLDS 2015). | – Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình. – Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. – Buộc xin lỗi, cải chính công khai. – Buộc thực hiện nghĩa vụ. – Buộc bồi thường thiệt hại. – Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. – Yêu cầu khác theo quy định của luật. (Điều 11 BLDS 2015). |
Thay đổi chủ thể | Có thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ. | Không thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu. (Điều 25 BLDS 2015). |
Mặc dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản và trách nhiệm bồi thường do xâm phạm các quyền nhân thân có những đặc điểm riêng biệt, nhưng cả hai loại trách nhiệm này đều có chung một số điểm căn bản. Cụ thể, cả hai đều được pháp luật quy định, đều dựa trên các yếu tố cấu thành chung và đều nhằm mục đích bồi hoàn thiệt hại cho người bị hại. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai loại trách nhiệm này nằm ở đối tượng bị xâm phạm: một bên là tài sản, bên kia là các quyền nhân thân.
3. Văn phòng luật sư tố tụng
Bạn là nạn nhân của những hành vi như vu khống, bôi nhọ, xâm hại danh dự, nhân phẩm? Chúng tôi sẽ giúp bạn lấy lại công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Văn phòng luật sư của chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện pháp lý cho các khách hàng bị xâm phạm quyền nhân thân. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc soạn thảo đơn kiện, thu thập chứng cứ, tham gia tố tụng và đòi bồi thường thiệt hại.
Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin cá nhân của khách hàng. Tất cả thông tin của bạn sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Đừng để những tổn thương kéo dài. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn pháp lý và xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.