Tội đánh người gây thương tích
Mục lục
Đánh người gây thương tích là cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Tùy mức độ hậu quả mà người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức độ khác nhau. Khi tỷ lệ tổn thương của người bị hại từ 11% trở lên thì người có hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, khi tỷ lệ thương tích dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự nếu hành vi có tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tới xã hội.
1. Tội đánh người gây thương tích được cấu thành như thế nào?
Khi hành vi đánh người gây thương tích đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể phạm tội
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm về tội này khi thuộc tội phạm rất nguy hiểm hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, mặt khách thể
Là hành vi cố ý làm người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Đây là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
Thứ ba, mặt chủ quan
- Hành vi của người phạm tội phải được thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh người của mình sẽ gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác; nhưng muốn hoặc có ý thức để cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích của tội phạm là gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Thứ tư, mặt khách quan
- Về hành vi: Được thể hiện bằng hành động sử dụng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc các thủ đoạn khác ảnh hưởng đến cơ thể người khác để làm tổn thương họ. Các hành vi cụ thể thường thấy là đánh, đập, đâm, đấm, chém, đốt, hạ độc,…
- Về hậu quả: Để lại vết thương và được xác nhận bằng kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tới xã hội.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả: Hành động gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của người phạm tội phải là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp dẫn đến thương tích mà nạn nhân phải chịu.
2. Đánh người gây thương tích sẽ bị xử lý như thế nào?
Khi có đủ yếu tố cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì chủ thể vi phạm sẽ phải chịu chế tài như sau:
Khung 1: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Khung 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % – 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30%;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30%.
Khung 3: Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe:
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên mà không làm biến dạng vùng mặt;
- Từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60%;
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % – 60%;
- Từ 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30%.
Khung 4: Bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi:
- Làm chết người;
- Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60%.
Khung 5: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi:
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
Lưu ý: Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.
3. Dịch vụ Luật sư bào chữa tại Phan Law Vietnam
Bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý tại Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam để đảm bảo tối ưu quyền lợi của bản thân. Khi được luật sư bảo vệ, bạn sẽ được nhận những lợi ích như:
- Thứ nhất, thái độ phục vụ
Luôn thực hiện khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, Luật sư, Chuyên viên pháp lý tại Văn phòng luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng và chủ trương thực hiện công việc.
- Thứ hai, về nghiệp vụ
Chúng tôi là đơn vị luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý để thực hiện tốt những công việc trong quá trình giải quyết vụ án. Chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh tội danh của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của bị hại…
- Thứ ba, đại diện Khách hàng
Phân công Luật sư, Chuyên viên pháp lý đại diện Khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan chức năng.