Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Mục lục
Hiện nay, việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Các hành vi này thường liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Vậy pháp luật về sở hữu trí tuệ dựa vào đâu để xem xét các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên?
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,… do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết:
1.1. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Căn cứ vào Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với các đối tượng được quy định của Luật này.
1.2. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm của Luật này.
Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh được quy định bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
1.3. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Xem thêm: Xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định Pháp luật
1.4. Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
1.5. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
2. Hỗ trợ tư vấn pháp lý về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tế, chúng tôi luôn là sự lựa chọn của nhiều Khách hàng khi có nhu cầu xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp:
Sử dụng dịch vụ tư vấn xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Phan Law Vietnam bạn sẽ được sự hỗ trợ các nội dung sau:
- Xác định người vi phạm hành vi xâm phạm.
- Tư vấn và hoàn thiện các thủ tục xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Đại diện liên hệ, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tranh tụng với tư cách là luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của Khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền.
- Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thuê luật sư bào chữa, giảm án, giảm án, minh oan hay bảo vệ quyền lợi của mình, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.