Tố tụng Hành chính
Mục lục
1. Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước giữa một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện bên còn lại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc… đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri) nếu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi khởi kiện.
Hiểu đơn giản thì tố tụng hành chính sẽ giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án theo Luật tố tụng hành chính, nhằm giải quyết các đơn khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khởi kiện.
Tố tụng hành chính góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức hành chính.
* Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Thủ tục tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính trải qua các giai đoạn như sau: Khởi kiện, thụ lý vụ án; chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính) và thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện.
Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải gửi ngay quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.
3. Dịch vụ tố tụng hành chính tại Phan Law Vietnam
Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam tư vấn pháp luật cho Khách hàng về các quy định pháp luật liên quan đến tố tụng hành chính, cũng như giải đáp các thắc mắc và đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề mà Khách hàng gặp phải.
Nghiên cứu hồ sơ, xác định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan và giúp Khách hàng đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Đại diện cho Khách hàng trong các phiên họp giải quyết tranh chấp hành chính, phiên tòa hành chính và các hoạt động liên quan đến tố tụng hành chính. Luật sư sẽ giúp Khách hàng bảo vệ quyền lợi, soạn thảo văn bản và chuẩn bị các tài liệu liên quan đến vụ việc, bảo vệ chứng cứ, đề nghị các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của Khách hàng.
Đại diện cho Khách hàng trong quá trình thương lượng và hòa giải để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên một cách hợp tác.
Giúp Khách hàng giám sát quá trình thực hiện các quyết định của cơ quan hành chính và đưa ra các biện pháp thực thi quyết định trong trường hợp có sự cố xảy ra.