Xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Theo quy định trên thì xe ô tô sẽ bị phạt hành chính đối với một số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
1. Xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Nếu xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt như sau: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Các bài viết liên quan. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau: Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo). Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng). Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.
Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
2. Xe ô tô vi phạm những lỗi khác bị phạt ra sao?
2.1. Lỗi chạy quá tốc độ
Trong những tuyến đường dài, tài xế thường hay mắc lỗi chạy quá tốc độ. Các tài xế có thể bị bắn tốc độ để phạt nguội, hoặc dựa vào hệ thống camera để xử phạt.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng như một số điều được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-C:
- Chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/giờ sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn – 1 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/giờ;
- Chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/giờ tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng;
- Chạy quá tốc độ cho phép trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
2.2. Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn
Nguyên nhân của lỗi này xuất phát từ sự chủ quan của tài xế.
Hành vi điều khiển ô tô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 – 600 ngàn đồng.
Hành vi này diễn ra trên cao tốc thì mức phạt lên đến từ 3 – 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
2.3. Đi không đúng làn đường phần đường quy định
Trong trường hợp vi phạm, tài xế, chủ ô tô… sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Trong trường hợp việc đi không đúng làn đường phần đường quy định mà gây tai nạn thì bị xử phạt từ 10 – 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
2.4. Đi ngược chiều
Đi ngược chiều gồm đi ngược chiều trên đường 1 chiều, đi vào đường có biển cấm đi ngược chiều.
Trường hợp này tài xế sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Nếu gây tai nạn thì sẽ phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Nếu hành vi này diễn ra trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.