Cảnh báo phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng phổ biến hiện nay.
Mục lục
Mặc dù trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người “sập bẫy” chiêu trò này.
1. Thủ đoạn phổ biến để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
* Đánh cắp hoặc tạo tài khoản mạo danh trên mạng xã hội:
Chiêu trò này chủ yếu được thực hiện ở Facebook, Zalo. Các đối tượng lừa đảo sẽ nhắn tin cho bạn bè, người thân để vay mượn tiền và yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng của các đối tượng này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Tinh vi hơn, các đối tượng có thể thu thập thông tin cá nhân của người dùng, lợi dụng phần mềm công nghệ trí tuệ nhân tạo để làm giả các cuộc gọi video, giọng nói của người dùng, phục vụ cho hoạt động lừa đảo.
* Tuyển dụng cộng tác viên Online:
Các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ mạo danh là nhân viên của các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Tiktok, Shoppee,… tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng để tăng tương tác,… hứa hẹn sẽ trả lợi nhuận cao. Với một số đơn hàng đầu tiên sẽ có giá trị nhỏ, để tạo được niềm tin với nạn nhân, các đối tượng này sẽ chuyển lại tiền gốc và tiền hoa hồng đầy đủ. Sau đó những đối tượng này sẽ yêu cầu người bị hại thanh toán những đơn hàng lớn hơn. Sau khi được nạn nhân chuyển tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra những lý do như: thao tác sai, chuyển sai số tiền thanh toán, quá thời hạn thanh toán,… dẫn đến tài khoản bị khoá và yêu cầu người bị hại chuyển thêm tiền để bảo lãnh, xác minh lại tài khoản,… thì mới cho rút lại tiền cả gốc và lãi. Chúng sẽ đưa ra những lý do khác nhau để giải thích cho việc không thể rút được tiền; đưa người bị hại vào tình thế muốn lấy lại được tiền phải thực hiện theo đến khi hết khả năng sẽ phải vay mượn, huy động tiền thì nạn nhân mới biết là đã bị đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: Xử lý tội chiếm đoạt tài sản nhà nước như thế nào?
* Hẹn hò giả, gửi quà từ nước ngoài:
Các đối tượng lừa đảo sẽ kết bạn với nạn nhân qua mạng xã hội như Viber, Telegram, Facebook,… và tự giới thiệu là người nước ngoài, doanh nhân thành đạt hiện đang công tác ở nước ngoài để làm quen với người bị hại (chủ yếu là phụ nữ). Những đối tượng này sẽ “giả” yêu đường, hứa hẹn tặng quà có giá trị cao cho bạn gái. Hơn nữa, chúng sẽ bố trí các đối tượng khác để giả danh là nhân viên sân bay, hải quan, bưu điện, thuế,… liên lạc với người bị hại để thông báo, yêu cầu phải nộp các loại phí dịch vụ, phí hải quan, thuế để được nhận quà, tiền, hàng hoá từ nước ngoài gửi về. Đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển các loại phí vào số tài khoản các đối tượng cung cấp, rồi ngắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
2. Giải pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
* Bảo vệ thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là những dữ liệu quan trọng để các đối tượng lừa đảo thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Tuyệt đối không công khai các thông tin như: ngày, tháng, năm sinh, căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,… lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng để sử dụng vào mục đích lừa đảo. Cần phải chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ với người khác hoặc công khai trên mạng xã hội.
* Xác minh thông tin
Đối với những tin nhắn qua mạng xã hội hoặc qua điện thoại của người quen, bạn bè vay tiền, nhờ chuyển tiền hộ, Quý khách cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển khoản theo yêu cầu của người đó. Với những lời mời kết bạn, cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội. Đặc biệt là những người hứa hẹn tặng cho số tiền, tài sản có giá trị cao.
* Trình báo với cơ quan công an gần nhất
Khi nhận được cuộc gọi tư xưng là các cán bộ cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án không liên quan đến mình. Quý khách cần liên lạc ngay với các đồng chí cảnh sát khu vực, công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Xem thêm: Khi bị chiếm đoạt tài sản qua mạng thì phải làm sao?
3. Dịch vụ luật sư tư vấn, tham gia giải quyết Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Văn phòng luật sư tố tụng
Văn phòng luật sư tố tụng cung cấp đến Quý khách dịch vụ luật sư hỗ trợ và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những dấu hiệu thể hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng theo quy định pháp luật để hạn chế rủi ró cho khách hàng, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho Quý khách.
Trên đây là những thông tin cảnh báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ đến số Hotline hoặc để lại thông tin ở from dưới đây để nhận được giải đáp nhanh nhất.