Luật Hình sự quy định như thế nào về tội cướp tài sản?
Mục lục
Tội phạm cướp tài sản là một trong những loại tội phạm nguy hiểm trong xã hội được pháp luật hình sự quy định cụ thể. Với bối cảnh các tội phạm về trật tự xã hội không ngừng gia tăng, hành vi cướp tài sản cũng có chiều hướng phát triển với diễn biến phức tạp. Để có thể hiểu hơn về loại tội phạm này, cũng như có thể xác định chính xác hành vi nào được xem là tội phạm cướp tài sản.
Cướp tài sản là tội phạm gì?
Tội cướp tài sản được hiểu chung là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm này được quy tại tại Điều 168 Bộ Luật Hình sự 2015 với các khung hình phạt tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả gây ra của tội phạm:
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
- Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo Bộ Luật Hình sự
Để xác định một hành vi có phải là tội phạm cướp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hay không, cần phân tích hành vi này dựa trên 04 yếu tố sau:
Chủ thể của tội phạm
Trước hết, chủ thể của tội cướp tài sản phải là người có đầy đủ năng lực hành vi hình sự. Có nghĩa, người thực hiện hành vi phạm tội này cần đáp ứng về: độ tuổi, nhận thức hành vi của mình.
Khách thể của tội phạm
Khách thể đối với tội cướp tài sản là quan hệ về tài sản và nhân thân của chủ sở hữu tài sản. Quan hệ tài sản và quyền sở hữu tài sản là mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ.
Mặt chủ quan của tội phạm
Về mặt chủ quan, người phạm tội phải cố ý trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội nhằm đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Người phạm tội nhận thức được mức độ nguy hiểm về hành vi của mình cho xã hội; có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của người bị hại tuy nhiên vẫn muốn thực hiện hành vi này.
Mặt khách quan của hành vi phạm tội
Mặt khách quan của hành phạm tội cướp tài sản cần đảm bảo có các dấu hiệu cấu thành bao gồm một trong những hành vi:
- Hành vi dùng bạo lực
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được