Môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hiện nay có rất nhiều đường dây mua bán dâm bị cơ quan công an vạch trần. Việc lợi dụng mạng xã hội, hoạt động một cách kín kẽ đã gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan công an. Vai trò duy trì đường dây mại dâm có công rất lớn của người môi giới. Vậy môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
1. Tội môi giới mại dâm
Theo Điều 3 của Luật phòng chống mại dâm thì hành vi môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm:
1. Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều 328 BLHS.
Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp phạm tội.
2. Mặt khách thể
Tội này xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục; đến đời sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội. Chính vì sự ảnh hưởng to lớn đến nhiều mặt như vậy, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi Tội môi giới mại dâm là rất cần thiết và quan trọng.
3. Mặt khách quan
Người môi giới mại dâm có thể chủ động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm; gặp gỡ với người có nhu cầu mua dâm hoặc ngược lại. Sau đó để hai bên thỏa thuận về giá cả, địa điểm mua bán, thời gian… Thực hiện các hành vi như dụ dỗ, dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên gặp gỡ.
Như vậy, chỉ cần có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm (gọi chung là môi giới) thì đã cấu thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu lợi gì từ hành vi môi giới đó hay không.
Cần phân biệt hành vi môi giới mại dâm và hành vi chứa mại dâm ở việc có hình thức dụ dỗ và dẫn dắt.
4. Mặt chủ quan
Thực hiện hành vi của mình là do cố ý. Người phạm tội biết rõ việc dụ dỗ, dẫn dắt người mua dâm hoặc người bán dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do lợi ích vật chất hoặc tinh thần khác. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Động cơ có thể trở thành cơ sở để gia tăng mức hình phạt đối với người phạm tội.
2. Hình phạt của tội môi giới mại dâm
Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội môi giới mại dâm mức phạt tù thấp nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là 03 năm; mức phạt tù cao nhất là 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng; cụ thể như sau:
“1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm
Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi môi giới mại dâm thì ngoài việc bị xử lý theo quy định nêu trên còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật.“
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội môi giới mại dâm nhưng nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì đó là tình tiết tăng nặng để định khung hình phạt.