Nói xấu chủ tịch nước trên các trang mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Hiện nay có một số trang mạng xã hội như Facebook, Website, Blog,.. chuyên nói xấu chế độ chính trị, nói xấu Chủ tịch nước. Hành vi này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người dân. Vậy hành vi nói xấu chủ tịch nước trên các trang mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Quý khách hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi.
1. Vai trò của Chủ tịch nước
Vị trí và vai trò của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa các quy định về thiết chế Chủ tịch nước trong các văn bản hiến pháp trước đó. Chế định chủ tịch nước được quy định thành một thiết chế độc lập, không nằm ở một trong bộ ba quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước được Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tưởng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ,…
Xem thêm: Xử lý hành vi xúc phạm Chủ tịch nước
2. Nói xấu Chủ tịch nước trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
2.1. Xử lý hành chính
Việc đăng tải thông tin nói xấu Chủ tịch nước nhằm tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc trên các trang mạng xã hội, thông tin điện tử, nếu mức độ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định hành chính.
Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điểu 101 Nghị định 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 và Nghị định 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định:
Như vậy với hành vi nói xấu Chủ tịch nước trên mạng xã hội làm ảnh hưởng, xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì mức xử phạt sẽ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả như buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do hành vi vi phạm quy định khi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, nói xấu Chủ tịch nước.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nói xấu Chủ tịch nước
Căn cứ quy định tại Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy nếu cá nhân có những hành vi sử dụng mạng xã hội để nói xấu Chủ tịch nước và trong quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an xác định được đối tượng này có động cơ và mục đích phạm tội nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước và đủ cấu thành tội phạm, thì người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Với tội phạm này, mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Đặc biệt với các đối tượng có dấu hiệu chống phá Đảng và Nhà máy thì có thể phải chịu thêm nhiều tội danh khác được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Mức phạt cao nhất là tử hình.
Xem thêm: Nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
3. Cùng Văn phòng luật sư tố tụng lên án hành vi nói xấu Chủ tịch nước
Những thông tin xấu, độc phát tán trên những trang mạng xã hội là những thông tin không đúng sự thật, bóp méo sự thật. Đó là những thông tin có nội dung không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội như: nói xấu chủ tịch nước, nói xấu Bác Hồ, kích động bạo lực,…
Không chỉ hành vi nói xấu chủ tịch nước đáng bị lên án mà những hành vi nói xấu người khác cũng cần phải được xử lý nghiêm ngặt. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hãy liên hệ với Văn phòng luật sư tổ tụng để được giải đáp các vấn đề liên quan như:
– Giải đáp các tỉnh huống pháp lý theo quy định pháp luật;
– Tìm hiểu vụ việc, đưa ra nhận định, đánh giá, chi tiết, thu thập chứng cứ có lợi cho chủ thể trong quá trình giải quyết;
– Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình giải quyết vụ án,…
Hãy theo dõi trang web của Văn phòng luật tố tụng để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu còn điều gì thắc mắc, Quý khách liên hệ số Hotline hoặc để lại thông tin ở form tư vấn dưới đây để nhận tư vấn sớm nhất.