Quy định về các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của pháp luật
Mục lục
Tại Việt Nam, mặc dù đã có những chế tài được xử lý nghiêm khắc, nhưng vụ việc xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến. Vậy hành vi nào được xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Văn phòng luật sư tố tụng sẽ giải đáp cho Quý khách qua bài viết này.
1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khi xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ hay không, Quý khách cần phải căn cứ vào 04 yếu tố sau:
– Thứ nhất, đối tượng bị nghi ngờ xâm phạm sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, cụ thể các yếu tố xâm phạm sẽ làm ảnh hưởng đến quyền như:
- Quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 7, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền sở hữu đối với sáng chế (Điều 8, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Điều 9, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (Điều 10, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với nhãn hiệu (Điều 11, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý (Điều 12, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với tên thương mại (Điều 13, Nghị định 105/2006/NĐ-CP);
- Quyền đối với giống cây trồng (Điều 14, Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
– Thứ ba, yếu tố chủ thể, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm không đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định, không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ, cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định Luật sở hữu trí tuệ.
– Thứ tư, hành vi xâm phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam: Nếu hành vi này không xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không thể điều chỉnh. Việc này phù hợp với nguyên tác lãnh thổ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bởi đây là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải được xem xét một cách chính xác và phù hợp. Hành vi xâm phạm phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nếu xảy ra ở quốc gia khác thì không được coi là hành vi vi phạm.
Xem thêm: Xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định Pháp luật
2. Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức bị xâm phạm mà còn ảnh hưởng đến việc quản lý, an ninh xã hội của mỗi quốc gia. Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý theo quy định. Tuỳ thuộc và mức độ xâm phạm sẽ có những chế tài khác nhau.
– Xử lý bằng biện pháp dân sự: Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Toà án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự sau: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm, Buộc xin lỗi, cải chính công khai, Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự,…
– Xử lý bằng biện pháp hành chính: Căn cứ Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ sau sẽ áp dụng xử lý hành chính như: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,…
Ngoài ra, đối tượng vi phạm cần phải khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Điều 214 của Luật này. Các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thườn của chủ sở quyền sở hữu trí tuệ.
– Xử lý bằng biện pháp hình sự: Biện pháp này được áp dụng với hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ở mức nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm cho xã hội và dược quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định: Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả khi không được phép của chủ thể mà có ý thực hiện một trong các hành vi như sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm,… xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại; thu lới bất chính hoặc gây thiệt hại quyền tác giả, quyền liên quan,… Và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hoá giả mạo với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu,…
3. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại Văn phòng luật sư tố tụng
Văn phòng luật sư tố tụng là đơn vị với hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp.
Mọi vướng mắc, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp số Hotline để nhận được tư vấn hoặc để lại thông tin ở form dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách sớm nhất.