Sau khi gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường không?
Mục lục
Nhắc đến tai nạn giao thông, thường là bi kịch của sự mất mát, đau thương cho những người trong cuộc và gia đình của họ. Thực tế cho thấy, nhiều vụ va chạm giao thông, người gây tai nạn thường rời khỏi hiện trường ngay sau đó. Vậy điều này có vi phạm pháp luật? Sau khi gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường không?
1. Người gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường không?
Những vụ tai nạn giao thông thường đi kèm với sự hỗn loạn hoặc những con đường vắng. Nhiều người sau khi gây tai nạn giao thông thường nhân cơ hội này để trốn khỏi hiện trường. Có thể là do họ chưa hiểu hết về pháp luật hoặc do họ có tâm lý lo sợ đi kèm, để lại nạn nhân trong tình trạng nguy kịch. Vậy gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường không?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp nếu người gây tai nạn ở lại hiện trường thì có thể bị người thân của nạn nhân hoặc của người tham gia giao thông khác hành hung, tấn công, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
Do đó, theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
“1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”
Theo quy định pháp luật thì người điều khiển phương tiện và người liên quan trực tiếp đến tai nạn cần ở lại hiện trường cho đến khi người của cơ quan công an đến giải quyết. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần phải rời khỏi hiện trường để đưa người gặp nạn đi cấp cứu thì không được xem là tình tiết vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Hồi chuông báo động tết Nguyên Đán 2024: Phòng tránh tai nạn giao thông ngày Tết
2. Những người có mặt khi xảy ra tai nạn giao thông cần làm gì?
Tại khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
“…
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, không chỉ với người điều khiển phương tiện gây tai nạn thông mà những người có mặt tại hiện trường cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ khi gặp nạn. Người xung quanh cần phải bảo vệ hiện trường, giúp đỡ nạn nhân và bảo vệ tài sản ngay sau đó.
3. Tư vấn pháp lý về các quy định pháp luật khi gặp tai nạn giao thông
Quy định sau khi gây tai nạn giao thông hoặc những người trong cuộc ai cũng cần phải nắm rõ để đảm bảo quy định pháp luật và giúp việc điều tra trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp nếu bạn chưa nắm rõ và cần tư vấn thêm khi gặp phải vụ việc này thì hãy liên hệ Luật sư tại Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật về mọi vấn đề. Bên cạnh đó, đội ngũ Luật sư tại Phan Law Vietnam cũng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật. Đồng thời, Phan Law Vietnam cũng lắng nghe tình hình, thực trạng và đưa ra hướng xử lý tối ưu giúp bạn.