Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Tin tức pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Hỏi đáp luật sư
Trang chủ / Tin tức pháp luật / Hỏi đáp luật sư / Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính

Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính

Hỏi đáp luật sư Cẩm Xuyên 05/01/2022
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+

Mục lục

  • 1. Tố tụng hành chính là gì?
  • 2. Thẩm quyền của Tòa án trong Tố tụng hành chính
    • 2.1. Thẩm quyền theo vụ việc
    • 2.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án
    • 2.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ
  • 3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
    • 3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng
    • 3.2. Người tiến hành tố tụng
    • 3.3. Người tham gia tố tụng
  • 4. Chứng cứ trong tố tụng hành chính

Luật tố tụng hành chính điều chỉnh một số quy phạm pháp luật riêng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bên cạnh Luật tố tụng hình sự và Luật tố tụng dân sự. Tố tụng hành chính không phải là một hoạt động hành chính, chúng ta cùng tìm hiểu Tố tụng hành chính là gì và những khái niệm cơ bản trong tố tụng hành chính.

Luật tố tụng Hành chính.
Luật tố tụng Hành chính.

1. Tố tụng hành chính là gì?

Tố tụng hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng với Tòa án trong giải quyết vụ án hành chính nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.

Luật tố tụng hành chính điều chỉnh các mối quan hệ pháp sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát, các cá nhân, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức này.

Luật tố tụng hành chính điều chỉnh các mối quan hệ trên bằng phương pháp quyền uy và phương pháp bình đẳng. Phương pháp quyền uy thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát với các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng. Phương pháp bình đẳng thể hiện trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ tố tụng, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Thẩm quyền của Tòa án trong Tố tụng hành chính

Để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính cần xem xét ba yếu tố như sau: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.

2.1. Thẩm quyền theo vụ việc

Quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định thẩm quyền giải quyết các kiếu kiện của Tòa án như sau:

“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”

2.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án

Thẩm quyền xét xử theo cấp Tòa án cho chúng ta biết Tòa án nào được quyền tiếp nhận xét xử sơ thẩm khiếu kiện hành chính. Hiện nay chúng ta biết thẩm quyền xét xử sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện theo như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Để biết được cụ thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh nào, Tòa án nhân dân cấp huyện nào được phép xét xử khiếu kiện hành chính chúng ta cần xem xét tới thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ.

2.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ

Hai loại thẩm quyền theo lãnh thổ và theo cấp Tòa án không thể tách rời nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính. Theo đó:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện hành chính được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện hành chính được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng.

3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định pháp luật ở Việt Nam được hiểu là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tố tụng nhằm giải quyết khiếu kiện hành chính và giám sát việc tuân thủ thủ pháp luật trong Tố tụng hành chính.

Ở Việt Nam ccas cơ quan tố tụng bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

3.2. Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng là những người tham gia vào giải quyết khiếu nại hành chính và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng và họ có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện Kiểm sát, Thẩm tra viện, Điều tra viên, Kiểm tra viên,….

3.3. Người tham gia tố tụng

Người tham gia tố tụng là người tham gia vào việc giải quyết khiếu nại hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bao gồm đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Đương sự trong tố tụng hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Những người tham gia tố tụng khác bao gồm: người đại diện của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người làm chứng,…

4. Chứng cứ trong tố tụng hành chính

Chứng cứ được quy định trong Luật Tố tụng hành chính phải được rút ra từ những nguồn được quy định tại Điều 78 Luật Tố tụng hành chính và được xác định theo quy định tại Điều 98 Luật Tố tụng hành chính.

Nghĩa vụ chứng minh chủ yếu thuộc về các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong khiếu kiện hành chính. Ngoài ra thì Tòa án cũng cần thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ hoặc khi xét thấy cần thiết Tòa án cần thu thập chứng để làm rõ quyết định của chính mình.

Các giai đoạn của Tố tụng hành chính bao gồm: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính; Chuẩn bị xét xử; Xét xử sơ thẩm; Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; Xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; Thi hành án.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Luật Sư Tố Tụng:

Gọi ngay: 0794.80.8888
Từ khóa: Luật tố tụng hành chính Thẩm quyền tố tụng
Cùng chủ đề:
Tội hiếp dâm khác gì với Tội Cưỡng dâm
Tội hiếp dâm khác gì với Tội Cưỡng dâm

Cả hai tội Hiếp dâm và Cưỡng dâm cùng có yếu tố cấu thành tội danh là xảy ra việc giao cấu nhưng khác nhau về cách thức. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa hai tội Cưỡng dâm và Hiếp dâm.

Tố tụng hành chính là gì? Các giai đoạn trong tố tụng hành chính theo pháp luật hiện hành
Tố tụng hành chính là gì? Các giai đoạn trong tố tụng hành chính theo pháp luật hiện hành

Bài viết này chúng ta cùng nhau làm rõ khái niệm tố tụng hành chính và tìm hiểu các giai đoạn trong tố tụng hành chính.

Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính
Tìm hiểu một số khái niệm trong Luật tố tụng hành chính

Luật tố tụng hành chính điều chỉnh một số quy phạm pháp luật riêng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bên cạnh Luật tố tụng hình sự và Luật tố tụng dân sự.

Phạm tội liên tục có phải là phạm tội 02 lần trở lên?
Phạm tội liên tục có phải là phạm tội 02 lần trở lên?

Kính chào Luật sư tố tụng , tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Cho tôi hỏi có phải theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, việc phạm tội 02 lần trở lên chính là đang phạm tội liên tục hay không? Xin chân thành cảm ơn! Phạm tội […]

Các vấn đề tranh chấp khi ly hôn
Các vấn đề tranh chấp khi ly hôn

Vợ chồng, sau một thời gian chung sống, có nhiều mâu thuẫn, vấn đề xảy ra dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hạnh phúc không còn kéo dài, ly hôn là điều tất yếu. Ly hôn có thể tiến hành một cách dễ dàng khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Nhưng cũng […]

Ưu điểm và hạn chế của di chúc miệng
Ưu điểm và hạn chế của di chúc miệng

Di chúc miệng là một trong hai hình thức chủ yếu của di chúc nhằm thể hiện ý chí cá nhân qua lời nói trước lúc lâm chung nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và không được thành lập văn bản ngay tại thời điểm đó. Điều 651 BLDS […]

Xem thêm
Hỏi đáp luật sư

Bảo vệ bản quyền phim nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam
Bảo vệ bản quyền phim nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam
Những điều cấm cần tránh khi đặt tên thương hiệu
Những điều cấm cần tránh khi đặt tên thương hiệu
Luật sư tố tụng dân sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Luật sư tố tụng dân sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Nguyên tắc lựa chọn luật sư bào chữa
Nguyên tắc lựa chọn luật sư bào chữa
Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự
Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự
Cảnh báo lừa đảo

Thủ đoạn lừa đảo like video Tiktok kiếm tiền qua mạng
Thủ đoạn lừa đảo like video Tiktok kiếm tiền qua mạng
Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
Chiêu trò lừa đảo yêu cầu đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
Bị lừa đảo nhận quà từ nước ngoài thì phải làm sao?
Bị lừa đảo nhận quà từ nước ngoài thì phải làm sao?
Cục cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo nộp phạt không?
Cục cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo nộp phạt không?
Bị lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản phải làm sao?
Bị lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản phải làm sao?
Ls. Hà Thị Kim Liên

Về chúng tôi

Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

DMCA.com Protection Status

Dịch vụ

  • Tố tụng Hình sự
  • Tố tụng Dân sự
  • Tố tụng Hành chính
  • Tố tụng Kinh doanh
  • Tố tụng Trọng tài
  • Giải quyết tranh chấp

Trang hữu ích

  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Luật sư
  • Tin tức pháp luật
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Liên hệ

38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

54bis Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM.

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

160 Trần Nguyên Hãn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang.

Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

Hôn nhân - Gia đình: 0904.752.808

[email protected]

© Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.

Đặt lịch tư vấn

Nhận báo giá

Nhanh chóng – Tiết kiệm – Tận tâm

0794.80.8888
[email protected]
HN - TP.HCM - Tiền Giang


    1000 ký tự còn lại.