Vi phạm bản quyền phần mềm là gì? Quy định và cách xử lý của Pháp luật
Mục lục
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các đơn vị khai thác phần mềm. Vậy hành vi vi phạm bản quyền phần mềm là gì? Quy định và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm là việc bảo vệ quyền cho nhà sản xuất phát triển ra phần mềm. Điều này nhằm ngăn chặn việc sao chép, trái phép làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu.
Theo quy định tại Điều 14 và Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, bản quyền phần mềm được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả chương trình máy tính, cụ thể như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
2. Hành vi vi phạm bản quyền phần mềm là gì?
Vi phạm bản quyền phần mềm có nghĩa là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem là sao chép phần mềm khi chưa được sử cho phép của chủ sở hữu.
Các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể là:
- Mua bán, sử dụng phần mềm trái phép hoặc phần mềm không có bản quyền;
- Bản sao phần mềm được tạo ra trái phép, không được sự chấp nhận theo quy định;
- Giả mạo tên hoặc chiếm đoạt, mạo danh quyền tác giả phần mềm;
- Vô hiệu hóa trái phép một sản phẩm đã được gắn thiết bị bảo vệ quyền tác giả;
- Gỡ bỏ hoặc tự ý thay đổi các thông tin trái phép về quyền quản lý phần mềm.
Xem thêm: Tội phạm lừa đảo công nghệ cao và mức xử phạt hành chính
3. Trường hợp vi phạm bản quyền phần mềm bị xử lý như thế nào?
Trường hợp vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định:
“Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Lưu ý: Khung phạt tiền quy định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, tùy tính chất hành vi mà có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a, b khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể như sau:
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
4. Phan Law Vietnam – Tư vấn pháp lý về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Ngay sau khi bạn phát hiện ra có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm thì cần gửi đơn yêu cầu xử lý, đơn kiện đến cơ quan chức năng chứng minh bạn là chủ sở hữu của bản quyền đó. Để được tư vấn pháp lý về hành vi này bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ luật sư tại Phan Law Vietnam sẽ giải đáp mọi thắc mắc với bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang cần bào chữa, bảo vệ quyền lợi (dành cho bị can, bị cáo; bị hại, người có quyền và lợi ích liên quan) thì cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.