Luật phòng chống bạo lực gia đình mới nhất
Mục lục
Năm 2007, Chính phủ ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình. Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạo lực gia đình có thể bị xử lý hình sự.
1. Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định như thế nào về bạo lực tinh thần
Luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định bạo lực tinh thần là dạng hành vi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân.
Loại bạo lực này chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Tuy khó nhận diện hơn so với bạo lực thể chất nhưng hậu quả, di chứng của bạo lực tinh thần lại có thể kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó, các hành vi bạo lực tinh thần sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân. Đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh, nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó, có mức phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng.
Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng, người có hành vi bạo lực tinh thần bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống, với mức hình phạt nghiêm khắc hơn như cải tạo không giam giữ (đến 2 năm), phạt tù (mức thấp nhất là 3 tháng, mức cao nhất là 7 năm).
2. Chế tài xử lý hành vi bạo lực gia đình
– Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
Tùy vào từng mức độ hậu quả mà hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự:
Theo đó, những hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả.
Mức phạt tiền từ từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tương ứng với từng hành vi được quy định trong Mục 4 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình; Điều 50 Nghị định trên quy định về Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình; Điều 51 về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình đều quy định chế tài cụ thể cho từng hành vi bạo lực gia đình.
Đối với những hành vi có tính chất nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự ); tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự ); tội bức tử (Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015 ). Theo đó, đối với các tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, mức cao nhất của hình phạt là tù chung thân.