Nạn phá rừng trên thế giới
Mục lục
Nạn phá rừng không chỉ là vấn đề báo động ở nước ta mà còn là vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới. Theo thống kê của Liên hợp quốc thì mỗi năm có hơn 10 triệu ha rừng bị phá huỷ. Con số không đứng im mà có xu hướng tăng dần qua từng năm. Cùng tìm hiểu thực trạng nạn phá rừng trên thế giới như thế nào?
1. Thực trạng nạn phá rừng trên thế giới
Để nhận biết tình trạng nạn phá rừng trên thế giới được rõ ràng hơn, chúng tôi xin trích dẫn báo cáo của Dự án giám sát rừng toàn cầu (Global Forest Watch – GFW) công bố ngày 28/4:
“Các khu rừng nguyên vẹn còn lại trên thế giới tiếp tục bị phá hủy vào năm 2021 với tốc độ hầu như không thay đổi so với những năm gần đây, mặc dù hơn 100 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng trong thập kỷ này.
Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Tài nguyên thế giới (WRI), dựa trên dữ liệu rừng do Đại học Maryland thu thập. Theo đó, có khoảng 253.000 km2 rừng đã bị mất vào năm 2021. Ước tính sự mất mát này đã giải phóng 2,5 tỷ tấn khí thải carbon – ngang bằng với lượng khí thải hàng năm của Ấn Độ.”
Mặc dù nhiều cam kết được ký kết trong suốt những cuộc hội nghị giữa các quốc gia với nhau, thì nạn phá rừng trên thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Cụ thể, tại khu vực rừng Amazon bị phá huỷ với diện tích lên đến 1,5 triệu ha. Phần lớn diện tích rừng bị phá để phát triển nông nghiệp, phần nhỏ còn lại là do thiên tai như cháy rừng.
Brazil là quốc gia dẫn đầu trong nạn phá rừng trên thế giới, tiếp theo đó là Cộng Hoà Dân chủ Congo. Nga cũng là rơi vào những tốp đầu vì những vụ cháy rừng diễn ra trên diện rộng trên lãnh thổ.
Tại các nước Đông Nam Á, nạn phá rừng bắt nguồn từ việc khai thác gỗ, lấy đất phát triển nông nghiệp, làm nhiên liệu đốt,….
Tại các nước Châu Phi, diện tích rừng thu hẹp do sức ép của quá trình tăng dân số và đô thị hoá.
Tại các nước Châu Âu và Mỹ, diện tích rừng thu hẹp do cháy rừng là chủ yếu. Canada trong năm 2020 đã hứng chịu 560 vụ cháy lớn nhỏ trên cả nước.
2. Hậu quả và biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng
Đã đến lúc các nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới nên ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp để giúp bảo vệ diện tích rừng hiện có và tiếp tục phục hồi diện tích rừng bị tàn phá.
Việc phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển.
Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết số lượng lớn những loài động vật. Tiêu biểu như vụ cháy rừng ở Úc làm chết hàng loạt loài động vật. Từ đó làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái.
Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Việc phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có quá nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí CO2 thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển.
Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tang nhanh, dịch bệnh tăng cao….
Tại Việt Nam, các biện pháp để ngăn chặn nạn phá rừng chủ yếu như:
- Chính phủ xem xét duyệt chi phí trồng rừng để người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nơi nào để xảy ra cháy rừng thì giảm trừ tiền hỗ trợ, khi đó người dân sẽ tự giác tham gia vào công cuộc phòng chống phá rừng.
- Nâng cao nghiệp vụ của cơ quan chức năng bảo vệ rừng như kiểm lâm, cán bộ biên phòng,….
- Mở rộng quỹ đất trồng rừng, không để quỹ đất ở, đất kinh tế lấn chiếm đất rừng, đặt biệt là rừng phòng hộ.
- Tuyên truyền cho từng người dân biết tác hại của vấn nạn phá rừng.
- Phổ biến pháp luật về tội phá rừng và các hành vi xử phạt thích đáng.
- Kiểm lâm, bộ đội biên phòng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện chỉ đạo xử lý các vụ chặt phá rừng trên địa bàn.
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để đưa ra những cảnh báo kịp thời đến người dân tránh những vụ cháy rừng do thời tiết.
- Kịp thời phát hiện ngăn chặn các dự án, công trình lấn chiếm, cắt xẻ rừng để làm những khu du lịch sinh thái.
- Ngoài ra, việc phá rừng còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.