Các vụ án hối lộ cục lãnh sự sẽ khởi tố và xử phạt như thế nào?
Mục lục
Hiện nay các vụ án hối lộ cục lãnh sự xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Đây là các vụ án đến từ các quan chức cấp cao gây mất niềm tin trong nhân dân nên cần áp dụng hình phạt cao nhất. Vậy các vụ án hối lộ cục lãnh sự sẽ khởi tố như thế nào?
1. Nhận định chung về hành vi hối lộ cục lãnh sự
Nhận định chung về hành vi nhận hối lộ cho rằng, các bị cáo nhận hối lộ đều có chức vụ, quyền hạn trong việc tiếp nhận, đề xuất, cấp phép đưa các quyết định xuống cho cấp dưới, nhất là trong giai đoạn Covid 19 vừa qua. Họ đã lợi dụng chính sách nhân đạo, dịch bệnh để tạo điều kiện cho bên đưa hối lộ, từ đó mang lại lợi ích cho mình. Hành vi này gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của cơ quan nhà nước, các bộ ngành.
Theo bồi thẩm đoàn, số tiền hối lộ đặc biệt lớn, có khi lên tới hàng tỷ đồng, hàng trăm nghìn USD thường xuyên liên tục. Đây là số tiền khổng lồ, cao gấp nhiều lần thu nhập bình quân của các cán bộ, công chức có hành vi muốn nhận hối lộ.
Hiện nay, rất nhiều vụ án hối lộ cục lãnh sự xuất hiện trong cuộc sống. Họ dùng hành vi thủ đoạn, chức vụ của mình để thu về số tiền khủng, đảm bảo lợi ích cho riêng mình mà không nghĩ đến người khác. Hành vi này cần được lên án và áp dụng với hình phạt cao nhất để tránh tái phạm.
2. Pháp luật Việt Nam quy định với hành vi hối lộ cục lãnh sự
Tùy vào hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng điều khoản xử lý phù hợp đối với đối tượng phạm tối đó.
2.1. Đối với người đưa hối lộ
Theo Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì tùy theo trường hợp mà có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù đến 20 năm.
Cụ thể, người phạm tội bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm trong trường hợp: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Lợi ích phi vật chất.
Bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội hai lần trở lên;
- Hoặc của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
– Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Xem thêm: Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?
2.2. Đối với người có hành vi nhận hối lộ
Theo Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là hai năm, mức cao nhất là tử hình.
Cụ thể, bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc lợi ích phi vật chất.
Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội hai lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Hỗ trợ pháp lý, tư vấn về hành vi nhận hối lộ cục lãnh sự
Nếu bạn đang cần tư vấn về pháp luật thêm hoặc muốn tố cáo tội phạm nhận hối lộ thì có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tại Phan Law Vietnam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Phan Law Vietnam sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc, tư vấn pháp luật về hành vi nhận hối lộ cục lãnh sự.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang trong trường hợp bị tình nghi, bị bắt, bị khởi tố mà cần minh chứng vô tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng có thể sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa tại Phan Law Vietnam.