Chồng ngoại tình thì nên làm gì?
Mục lục
Chế độ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là chế độ một vợ một chồng, tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng. Khi người chồng hoặc người vợ ngoại tình, tức là đã vi phạm chế độ hôn nhân. Vậy khi chồng ngoại tình thì nên làm gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Như thế nào là “Ngoại tình”?
Ngoại tình chính là hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hành vi này bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Đối tượng ngoại tình là những người sau:
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
– Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Việc chung sống như vợ chồng được thể hiện bằng việc có con chung, được xã hội coi như vợ chồng với nhau, có hoặc không có tài sản chung, đã được giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó.
Chồng ngoại tình chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc cả hai bên tan vỡ, tức là dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử lý hành chính về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
- Gây hậu quả là chồng, vợ hoặc con của một hoặc hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Toà án về việc chấm dứt chung sống như vợ chồng, hoặc huỷ bỏ quyết định kết hôn nhưng vẫn tiếp tục tái phạm.
Tuỳ theo từng mức độ mà hình phạt cũng có sự khác nhau, mức phạt cụ thể được quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn hoặc các bằng chứng khác nhưng đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ.
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Chồng ngoại tình có thể bị xử lý hành chính:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
2. Chồng ngoại tình có được quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn không?
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cụ thể như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc chồng ngoại tình không ảnh hưởng đến quyền nuôi con của người chồng đó. Mà việc xác định người trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai vợ chồng.
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con mà ra quyết định người nào được trực tiếp nuôi con.
3. Dịch vụ giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân tại Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam
Dù bạn ở bất cứ vai trò nào, là người vợ bị phản bội hay người chồng trong trường hợp trót dại ngoại tình, có vướng mắc về mặt pháp luật đều có thể tìm đến văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Chúng tôi đảm bảo giữ bí mật cho thân chủ, chỉ cung cấp dịch vụ dựa trên những thông tin được Khách hàng cung cấp và mong muốn mà Khách hàng hướng tới.