Chồng tạt a-xít vợ có bị phạt tù không?
Mục lục
Chồng tạt a-xít vợ là hành động tàn bạo, độc ác và không thể chấp nhận được trong xã hội. Đây là hành vi khủng khiếp để lại cho người bị hại những hậu quả nghiêm trọng bao gồm sự đau đớn về thể chất, tổn hại về tinh thần khi nhan sắc bị huỷ hại và có thể dẫn đến cái chết; hành vi cũng gây ra sự kinh hoàng và sợ hãi cho cộng đồng và xã hội nói chung. Vậy chồng có hành vi tạt a-xít vợ phải chịu chế tài gì của pháp luật?
1. Chế tài cho hành vi tạt a-xít trong trường hợp dẫn đến hậu quả nạn nhân không tử vong
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tuỳ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà có từng khung hình phạt tương ứng đối với trường hợp sử dụng a-xít:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ thương tật từ dưới 11% đến 30%;
Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm;
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 61% trở lên;
Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61%; gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Người nào chuẩn bị a-xít nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Chế tài cho hành vi tạt a-xít trong trường hợp dẫn đến hậu quả khiến nạn nhân tử vong
Trường hợp hành vi tạt a-xít dẫn đến cái chết của nạn nhân thì sẽ căn cư vào khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với chế tài phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
3. Xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể bằng phương pháp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT có quy định phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:
“Điều 4. Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:
a) T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này);
b) T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.”
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
Người có hành vi tạt a-xít phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 các khoản tiền bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.