Giải quyết tranh chấp ly hôn
Mục lục
Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao nên việc giải quyết tranh chấp ly hôn ngày càng phổ biến. Ở bài viết này, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ cung cấp cho Quý khách các thông tin về giải quyết tranh chấp ly hôn.
1. Tranh chấp ly hôn là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định ly hôn là dạng tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Những tranh chấp trong lý hôn sẽ phát sinh khi các bên đương sự không thể tự thoả thuận, thống nhất giải quyết cùng một vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên khu ly hôn.
2. Đối tượng giải quyết tranh chấp ly hôn
2.1. Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con
Đây là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định một số nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này một công bằng và hợp lý như sau:
Thứ nhất, ưu tiên sự thoả thuận của hai vợ chồng về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thoả thuận này cần xác định rõ được quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên nếu không có thoả thuận hoặc không thể tự thoả thuận thì Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vấn đề này. Toà án sẽ xem xét đến các yếu tố trực tiếp quyết định đến điều kiện, môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc con cái như:
+ Yếu tố về vật chất: Yếu tố này sẽ xem xét dựa trên khả năng tài chính của bố và mẹ. Người muốn giành quyền nuôi con phải chứng mình được khả năng tài chính của bản thân có đủ điều kiện để cung cấp cho con cái đầy đủ bao gồm các chi phí về ăn ở, sinh hoạt, học tập, y tế, vui chơi giải trí,… Đây yếu tố để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, toàn diện của con.
+ Yếu tố về tinh thần: Ngoài yếu tố về vật chất thì yếu tố về tinh thần cũng là yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Yếu tố này dựa trên đạo đức, nhân phẩm của cha/mẹ. Đồng thời là sự tận tâm, thời gian có thể dành quan tâm, trong sóc cho con cái.
+ Yếu tố về chỗ ở: Muốn dành quyền nuôi con, cha/mẹ cần phải đảm bảo có chỗ ở ổn định. Không nhất thiết phải sở hữu một ngôi nhà nhưng có quyền sử dụng ổn định thông qua việc mượn hoặc thuê nhà.
Thứ hai, xem xét nguyện vọng của con. Trong trường hợp con đủ từ 07 tuổi trở lên, nguyện vọng của con cũng được xem xét trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng nhưng điều này cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện và năng lực của người mẹ. Trong trường hợp người mẹ không đủ năng lực hoặc điều kiện để trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái hoặc trong trường hợp cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con, Toà án sẽ xem xét đưa ra quyết định.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, Toà án sẽ tập trung xem xét để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Đồng thời Toà án cũng đảm bảo quyền lợi thăm nuôi con của người còn lại.
Xem thêm: Những điều cần biết khi thuê luật sư giải quyết tranh chấp ly hôn
2.2. Giải quyết tranh chấp về tài sản chung
Trong trường hợp vợ chồng có xảy ra tranh chấp về tài sản khi ly hôn, Toà án sẽ áo dụng theo quy tại khoản 2 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được giả quyết một cách hợp lý và công bằng. Nguyên tắc cơ bản được áp dụng là chia đôi nhưng cũng có thể xem xét đến nhiều yếu tố khác trong các trường hợp cụ thể.
Khi giải quyết tranh chấp về tài sản chung cần lưu ý phải xác định được tài sản chung trong hôn nhân bao gồm những gì. Ngoài ra cần phải xác định được vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ về tải sản có liên quan đến người thứ ba không. Nếu có thì cần phải đưa người thứ ba tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Xem thêm: Phân chia tài sản khi ly hôn: 03 nguyên tắc lớn cần ghi nhớ
3. Các công việc của Văn phòng luật sư tố tụng trong giải quyết tranh chấp ly hôn
Các luật sư tại Văn phòng luật sư tố tụng có vai trò quan trọng trong việc xử lý giải quyết tranh chấp trong ly hôn, luôn đảm bảo quyền lợi cho các bên. Dưới đây là một số nhiệm vụ mà Văn phòng luật sư tố tụng sẽ thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp ly hôn cho Quý khách:
– Xác định quan hệ pháp luật và quan hệ tranh chấp làm cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi các bên trong vụ án.
– Xác định đương sự và đối tượng tranh chấp;
– Xác định cấp Toà án có thẩm quyền;
– Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục trong giải quyết tranh chấp;
– Trình bày quan điểm bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Để biết thêm thông tin cụ thể, Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc để lại thông tin ở form dưới bài viết này, Văn phòng luật sư tố tụng sẽ liên hệ nhanh nhất tới Quý khách.