Bảo vệ bản quyền phim nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam
Những năm gần đây, hành vi xâm phạm bản quyền phim diễn ra rất mạnh mẽ. Có trường hợp, phim đang được chiếu ngoài rạp nhưng trên một số website, trang mạng hầu như đã có toàn bộ nội dung phim. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến công tác bảo vệ bản quyền phim nước ngoài và hoạt động kinh doanh của nhiều nhà đầu tư.
Để giải quyết tình trạng này, cần tập trung quyết liệt vào công tác xử lý xâm phạm, bảo vệ bản quyền phimthông qua các biện pháp sau.
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định pháp luật, quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Điều này có nghĩa là, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm điện ảnh không phải là một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, để bảo vệ bản quyền phim tối đa và đề phòng các hành vi xâm phạm cũng như giành lợi thế nếu chẳng may xảy ra tranh chấp nên đăng ký quyền tác giả.
Sử dụng biện pháp công nghệ
Trong nội dung phim, nên thể hiện thông tin về bản quyền tác phẩm, khẳng định chủ sở hữu duy nhất bản quyền tác giả và do đó, mọi hoạt động sao chép, phát hành, phổ biến…bộ phim dưới mọi hình thức mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị coi là xâm phạm bản quyền theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, để tự bảo vệ bản quyền phim, tác giả cũng cần sử dụng các biện pháp công nghệ để đánh dấu, nhận diện và phân biệt những bộ phim gốc thuộc quyền sở hữu của mình.
Khởi kiện ra Tòa án
Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có hành vi xâm phạm bản quyền phim nước ngoài. Chủ sở hữu nên yêu cầu các tổ chức, cá nhân cam kết không thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền phim cũng như có trách nhiệm thông báo kịp thời nếu phạt hiện hành vi vi phạm.
Một khi hành vi vi phạm xảy ra, tác giả cần xác định cụ thể các thiệt hại xảy ra để có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải:
(i) chấm dứt ngay lập tức;
(ii) xin lỗi, cải chính công khai;
(iii) bồi thường thiệt hại.
Nếu tổ chức xâm phạm không thực hiện, chúng ta có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ bản quyền phim cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức theo quy định pháp luật.