Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt không?
Mục lục
Việc đọc trộm tin nhắn của người khác có bị coi là vi phạm quyền riêng tư không? Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quy định pháp luật về việc đọc trộm tin nhắn, thư, email của người khác
Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“3. Thư từ, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư từ, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong những trường hợp pháp luật có quy định.
Từ những quy định trên, có thể thấy, việc xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn của người khác có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều người không hề biết rằng việc đọc tin nhắn của người khác là vi phạm pháp luật mà họ coi việc đọc tin nhắn của người khác là một việc hết sức bình thường. Thậm chí, vấn đề này còn xảy ra thường xuyên, hàng giờ, hàng ngày trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
2. Hành vi xâm phạm quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn của người khác bị xử phạt như thế nào?
2.1. Xử phạt hành chính
Nếu như hành vi của chủ thể là những người đọc trộm tin nhắn không chỉ dừng ở mức độ xem trộm tin nhắn mà các chủ thể còn có hành vi tiết lộ, phát tán những tin nhắn đó nhằm mục đích để có thể xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 51, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ thì hành vi đọc trộm tin nhắn trong gia đình của các chủ thể sẽ có thể bị xử phạt với mức phạt như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”
Theo quy định cụ thể được ban hành cụ thể tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Như vậy, pháp luật hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể về mức xử phạt hành chính đối với hành vi đọc trộm tin nhắn. Việc quy định như trên là rất hợp lý giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể cũng như mang tính chất răn đe, giáo dục đối với các chủ thể.
Xem thêm: Xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự?
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định cụ thể tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nội dung như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên, hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác khi mà hành vi đó thỏa mãn các hành vi tại Điều 159 đã được nêu trên thì các chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là phạt tiền đến 50.000.000 đồng hoặc các chủ thể cũng sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 3 năm.
3. Luật sư tư vấn pháp lý về quyền riêng tư đọc trộm tin nhắn
Nếu bạn đang nhận thấy có những đối tượng đang thực hiện hành vi đọc trộm tin nhắn của mình thì có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ hỗ trợ khách hàng giải đáp mọi thắc mắc về quyền bí mật đời tư và vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, nếu bị can, bị cáo cần bào chữa, giảm nhẹ tội, giảm án hoặc minh oan bảo vệ quyền lợi thì cũng có thể sử dụng dịch vụ thuê Luật sư tại Văn Phòng Luật Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhé!