Xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự?
Mục lục
Xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội là một trong những hành vi vi phạm thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Để hiểu rõ hơn về việc xử lý hành vi này, mời các bạn đọc bài viết dưới đây.
1. Xâm phạm quyền riêng tư và xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội là gì?
Xâm phạm quyền riêng tư được coi là vi phạm pháp luật và người thực hiện sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Tại điều 38, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác…
Như vậy, xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội là hành vi tiết lộ, sử dụng, chia sẻ hoặc thu thập trái phép các thông tin cá nhân và riêng tư mà người đó không cho phép công khai. Điều này có thể bao gồm việc đăng tải thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, hình ảnh cá nhân hay bất kỳ thông tin cá nhân khác mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin.
Những hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị ảnh hưởng, như việc bị quấy rối, đe dọa, mất uy tín hoặc nguy cơ bị lừa đảo.
2. Mức xử phạt áp dụng với hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội
Theo Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định sau đây:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Xâm phạm quyền riêng tư phạt bao nhiêu?
3. Xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Dựa vào Điều 59 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội sẽ được quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm – 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát…
4. Phan Law Vietnam – dịch vụ hỗ trợ pháp lý uy tín
Việc bị tố cáo hoặc bị truy tố vì xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống và danh dự cá nhân. Phan Law Vietnam hiểu rằng việc đối diện với các vấn đề pháp lý là rất khó khăn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết tư vấn và hỗ trợ trong quá trình bào chữa. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và phân tích các bằng chứng, xây dựng các phương án bào chữa hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và đưa ra các lời kháng cáo phù hợp.
Đối với bị hại, xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội có thể gây ra những thiệt hại tâm lý và tình cảm đáng kể. Chúng tôi cam kết giúp bảo vệ quyền lợi và đòi lại công bằng cho bạn. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tận tâm tư vấn, hỗ trợ cho bạn trong việc đưa ra các biện pháp bảo vệ, yêu cầu xử lý người vi phạm và góp phần giúp bạn hồi phục tinh thần sau những sự cố đáng tiếc.
Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ chất lượng, tận tâm và hiệu quả để bảo vệ quyền riêng tư và quyền lợi cho cả bị cáo và bị hại. Hãy để chúng tôi cùng bạn đối diện với những thách thức pháp lý và khôi phục lại sự bình yên cho cuộc sống của bạn trên mạng xã hội. Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến xâm phạm quyền riêng tư trên mạng xã hội, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ!