Giết người khi chưa đủ 14 tuổi bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Pháp luật tất cả các nước đều có những ngoại lệ, và một trong những ngoại lệ đó là trẻ vị thành niên phạm tội. Đối với tội giết người – đây là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, tội phạm này có xu hướng bị trẻ hoá. Vậy phạm tội Giết người khi chưa đủ 14 tuổi bị xử lý như thế nào? Có đối diện với mức án tử hình hay không?
1. Giết người khi chưa đủ 14 tuổi có chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Giết người chính là hành vi mà người phạm tội cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến chết người. Nội dung này được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.
Theo nguồn của báo Pháp luật ngày 30/07/2022 đưa tin về vụ án giết người khi mới 13 tuổi tại Hóc Môn như sau: “Theo hồ sơ, Dang và HCH là bạn học chung lớp. Từ tháng 8-2020 đến tháng 9-2021, Dang mượn H 10 triệu đồng tiêu xài cá nhân.
Ngày 15-9-2021, H nhờ người lớn hơn gặp Dang đòi tiền. Đến chiều người này đến nhà Dang chở đến bãi rác tại xã Tân Thới Nhì để nói chuyện. Khi yêu cầu trả tiền, Dang không có tiền nên xin nợ thêm vài ngày nhưng không được đồng ý. Tiếp Dang mượn điện thoại gọi cho bạn để hỏi mượn tiền trả nợ.
Nhưng đi đến nhà kho của bãi rác, Dang thấy trong kho có một thùng đựng nhiều dao nên đã lấy một con dao cất trong áo khoác rồi quay lại xin khất nợ thêm nhưng không được mà còn bị đánh vào cổ, Dang liền rút dao ra tấn công vào ngực của đối phương. Đôi bên xô xát một lúc thì nạn nhân bỏ chạy, Dang vứt dao lại hiện trường rồi về nhà.”
Toà án trong trường hợp này quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với Dang.
Tại Điều 12 BLHS có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Những tội được xem là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như sau: hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm; tội hiếp dâm; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy;….
Vì vậy tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội giết người theo quy định của pháp luật là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Từ quy định của pháp luật trên, người chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì luật Hình sự hiện hành không quy định khung hình phạt đối với người chưa đủ 14 tuổi.
2. Cách thức xử lý hành vi giết người khi chưa đủ 14 tuổi
Vì pháp luật quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi nên đối với trẻ chưa đủ 14 tuổi phạm tội giết người thì sẽ xử lý bằng các biện pháp hành chính như sau:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu trẻ không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để được quản lý và giáo dục.
Thời hạn áp dụng các biện pháp này là từ 3 đến 6 tháng nhằm mục đích giao dục là chính khi nhận thấy việc cách ly ra khỏi cộng đồng là không cần thiết.
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện từ 6 đến 24 tháng. Hành động này nhằm mục đích cho trẻ được học tập sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của nhà trường.
Trường hợp người dưới 12 tuổi phạm tội hoặc người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì nhà nước không thể xử lý hình sự và cũng không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Đối với những trẻ này cơ quan nhà nước giao các em cho gia đình để giáo dục, giúp trẻ nhận ra hành vi sai trái của mình.
Đối với những hành vi trái pháp luật của trẻ mà gây ra thiệt hại theo quy định tại khoản 2 điều 586 BLHS 2015 thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trẻ gây ra.