Vụ án giết người ở quận 7 chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Mục lục
Hiện nay có rất nhiều vụ án gây hoang mang dư luận, mặc dù nguyên nhân xuất phát rất nhỏ nhẹt điển hình như vụ giết người chặt đầu ở quận 7. Pháp luật phải có những quy định nghiệm để nhằm răn đe và trấn áp tội phạm, nhằm đảm bảo an toàn xã hội. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu trách nhiệm hình sự mà đối tượng giết người ở quận 7.
1. Tóm tắt vụ án giết người ở quận 7 gây hoang mang dư luận
Tối 27-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 7 đang hoàn tất hồ sơ ban đầu bàn giao vụ ‘thi thể lìa đầu’ cho Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 16h30 ngày 26-9, người dân trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện một nam thanh niên tay cầm dao dính máu cố thủ trong nhà thuộc hẻm 645 Trần Xuân Soạn. Cạnh đó là đầu người nằm lăn lóc dưới đường trong hẻm, phần thân trong căn nhà cách đó không xa.
Người tình nghi tên Huy 34 tuổi, quê tỉnh Lâm Đồng, ngụ tại một căn nhà trong hẻm 645 Trần Xuân Soạn, khu phố 2, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM). Người bị Huy sát hại là ông H.U.V., 44 tuổi, hàng xóm trong hẻm 645 Trần Xuân Soạn. Qua kiểm tra nhanh, Huy âm tính ma túy.
Bước đầu Huy khai nhận do mâu thuẫn hàng xóm nên đã chặt đầu ông V. Sau đó đập vỡ kính của một người dân và về nhà đóng trái cửa.
2. Trách nhiệm hình sự trong vụ án giết người chặt đầu ở quận 7
Sau khi đối tượng Huy ra tay, phần đầu của nạn nhân lìa khỏi cổ và nạn nhân tử vong ngay tức khắc. Hành vi giết người của Huy có thể bị truy tố ở khung hình phạt tăng nặng với hình thức Giết người với tính chất man rợ.
Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi giết người “man rợ” là một trong những tình tiết tăng nặng, khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
“Giết người” là hành vi mà đối tượng tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, khi thực hiện hành vi giết người, có rất nhiều phương thức để thực hiện tội phạm, tùy vào tính chất, mức độ mà hình phạt nhẹ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, văn bản được tham khảo để giải thích tính “man rợ” của hành vi giết người là Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó:
“1) Tội giết người (Điều 101)
a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)”
+ Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).”
Tại cơ quan điều tra tuy có biểu hiện hoảng loạn nhưng các xét nghiệm đều cho thấy Huy âm tính với ma túy và không có chất kích thích khác trong máu khi gây an. Vì vậy Tòa án có thể căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra mức án phù hợp. Huy không hề có tình tiết giảm nhẹ nào trong trường hợp này. Với tính chất man rợ như trên Huy hoàn toàn có thể bị truy tố mức án tù chung thân hoặc tử hình.