Giết người chặt xác phi tang phải chịu mức hình phạt như thế nào?
Mục lục
Hiện nay, những vụ án giết người chặt xác phi tang diễn ra ngày càng nhiều. Một mặt nó gây hoang mang trong xã hội, mất trật tự an toàn xã hội, mặt khác nếu xử không nghiêm, không xác đáng có thể trở thành tiền lệ xấu trong lịch sử tư pháp. Hơn nữa, nếu mức phạt không nặng sẽ không mang tính ren đe, từ đó nhiều vụ án tương tự có thể xảy ra. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu mức hình phạt cho hành vi giết người chặt xác phi tang.
1. Những vụ án giết người chặt xác phi tang gây rúng động
– Ngày 25.5, CQĐT Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp Trần Nhật Duy (SN 1994) – hung thủ giết người, phân xác tại phòng trọ ở quận Gò Vấp, TP HCM – để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản. Liên quan đến vụ án, Đặng Gia Linh (SN 1992, quê tỉnh Tiền Giang, bạn gái Duy) cũng bị tạm giữ hình sự do đã giúp Duy dọn dẹp hiện trường, tiêu thụ tài sản. Đáng chú ý hành vi của Duy là giết người chặt xác và mang đi phi tang ở rất nhiều nơi.
– Ngày 26.12.2012, hai hung thủ Ngô Văn Tâm (21 tuổi, ngụ Trà Vinh), Trần Tự Điển (25 tuổi, ngụ Bạc Liêu bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ khẩn cấp vì hành vi giết người tình đồng tính và chặt xác phi tang.
– Lê Hoàng Vũ (SN 1965, ngụ TP.Cần Thơ) đã giết hại dã man chủ nhà rồi phân xác của nạn nhân thành nhiều mảnh và mang xác phi tang dưới cầu Bình Triệu với sự giúp sức của vợ là Nguyễn Thị Thanh Bạch (SN 1967, cùng ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Nạn nhân là anh Phan Văn Thành (SN 1973, ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM).
Trên đây chỉ là một phần nhỏ những vụ án giết người chặt phi tang gây rúng động trong xã hội. Những hành vi này gây rối loạn trật tự xã hội, mặc khác gây tâm lý hoang mang cho người dân. Vậy câu hỏi đặt ra là những hành vi như trên phải chịu mức hình phạt như thế nào?
2. Khung hình phạt cho tội giết người chặt xác phi tang
Hành vi giết người chặt xác có thể đối tượng sẽ bị truy tố cả hai tội là:
- Tội giết người;
- Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
2.1. Xác định hành vi giết người chặt xác diễn ra sau khi nạn nhân đã chết
Trong trường hợp này đối tượng có thể bị truy tố cả hai tội giết người và tội xâm phạm thi thể.
Đối với tội danh xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt này được quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:
“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Việc chặt xác gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan công an và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của những thân, vì vậy hoàn toàn có thể truy tố khung hình phạt cao nhất là năm năm tù.
Khi xét xử khung hình phạt cụ thể cho cả hai tội Giết người và xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được các thẩm phán cân nhắc trong từng vụ án cụ thể. Khung hình phạt cao nhất cho cả hai tội có thể là tử hình.
2.2. Trường hợp chặt xác phi tang khi nạn nhân chưa chết
Như vậy hành vi giết người chặt xác phi tang chỉ bị truy tố một tội danh là giết người với khung hình phạt tăng nặng là thực hiện tội phạm một cách man rợ.
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
……
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;“
q) Vì động cơ đê hèn.”
Có thể thấy từ những trường hợp giết người làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như việc mổ bụng để lấy các nội tạng, có những trường hợp là do cố ý thực hiện như việc moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tới chết… Các hành vi này khi đưa ra xét xử thì xét căn cứ thấy người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết.
Việc xác định mức phạt phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với người phạm Tội giết người trong trường hợp có tình tiết tăng nặng.