Xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Mục lục
Với công nghệ ngày càng phát triển, bên cạnh những tác động tích cực cũng kéo theo những tiêu cực như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng phát triển. Ở bài viết này, Phan Law Vietnam sẽ cung cấp cho Quý khách thông tin về hình thức xử lý hành vi trên.
1. Thực trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Đây là hành vi đang ngày càng trở nên phổ biến với những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Có thể nói đến một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nổi bật như:
1.1. Hack tài khoản mạng xã hội
Hack tài khoản mạng xã hội với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay đang là vấn đề nhức nhối. Các thủ đoạn chiếm quyền sở hữu (hack) tài khoản mạng xã hội mà các đối tượng lừa đảo sử dụng phải kể đến như: Gửi đường link qua ứng dụng như Messenger khi người dùng đăng nhập, thông tin về tài khoản và mật khẩu sẽ được gửi về cho đối tượng; Thủ đoạn lừa khôi phục hoặc lấy lại tài khoản mạng xã hội do bị hack hoặc bị khoá; Thủ đoạn dò đoán mật khẩu,… Sau đó, đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng tài khoản này nhắn tin cho những tài khoản khách trong danh sách bạn bè để hỏi vay tiền hoặc nhờ chuyển tiền.
1.2. Lừa đảo trúng thưởng
Chiêu trò của hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản này như: mời chào mua hàng để nhận mã trúng thưởng; gọi điện thông báo trúng thưởng,… Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người bị hại, nhóm đối tượng này đã thông báo với nạn nhân đã nhận giải thưởng là tài sản và tiền mặt có giá trị lớn. Nếu muốn nhận thưởng phải chuyển khoản đặt cọc. Bằng thủ đoạn trên, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều nạn nhân.
1.3. Giả danh cán bộ cơ quan chức năng
Đây là thủ đoạn mà đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ sử dụng công nghệ cao gọi điện cho nạn nhân, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh,…; yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản. Sau đó sẽ dùng lời lẽ đe doạ để bắt tạm giam nạn nhân để phục vụ điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chứng thực hiện việc lừa đảo với vỏ bọc là xác minh điều tra.
2. Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.1. Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tới thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiệnm khả năng nhưng cố tình không trả.
Xem thêm: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo chuyển nhầm tiền
2.2. Xử lý trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 174 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…”.
Mức hình phạt cao nhất đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Người bị lừa đảo cần phải làm gì?
Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, người bị hại cần phải làm đơn tố giác đến Cơ quan điều tra nơi cư trú(thường trú hoặc tạm trú).
Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:
– Đơn trình báo công an;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
– Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa thông tin của hành vi phạm tội).
Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan điều tra, Quý khách còn có thể trình báo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
– Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.
– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/
– Đối với người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quý khách có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 069.3336310.
4. Dịch vụ tư vấn, bảo vệ, bào chữa các vụ án hình sự tại Phan Law Vietnam
Với đội ngũ luật sư hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự. Phan Law Vietnam sẽ cung cấp cho Quý khách dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín bao gồm:
– Tư vấn các quy định liên quan đến pháp luật hình sư: Hành vi phạm tội, các khung hình phạt và các quy định pháp luật liên quan đến tố tụng hình sự;
– Luật sư tham gia bào chữa cho các bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự ở các giai đoạn như: khởi tố, điều tra, truy tố;
– Luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, thu thập thông tin, bằng chứng cho người bị hại.
Để biết thêm thông tin cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline hoặc để lại thông tin ở from dưới đây để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất.