Hành vi bạo hành phụ nữ ở Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Việc bạo hành phụ nữ ở Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối trên toàn xã hội hiện nay. Nhiều phụ nữ bị bạo hành gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần, có những trường hợp còn ảnh hưởng đến cả mạng sống. Vậy việc bạo hành phụ nữ, bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
1. Hành vi bạo hành phụ nữ ở Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, bạo lực gia đình được hiểu là một hình thức bạo lực xã hội, đây là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, ông, bà, chồng, vợ, anh, chị, em… từ những hành vi bạo lực này gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần… của các thành viên trong gia đình.
Như vậy, việc bạo hành phụ nữ ở Việt Nam là hành vi cố ý của những thành viên khác trong gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của nạn nhân. Hành vi bạo hành phụ nữ ở Việt Nam diễn ra ngày càng thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:
- Lạm dụng tình cảm còn được gọi là bạo lực tinh thần hoặc tâm lý. Hành vi bạo lực này được hiểu là loại bạo lực mà nạn nhân phải chịu đựng những cực hình tột cùng như: sỉ nhục, mắng mỏ bằng những lời lẽ gay gắt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Ngoài ra, bạo lực tinh thần thường tồn tại dưới các hình thức như: khủng bố tâm lý, đe dọa tinh thần, gây khủng hoảng, oán giận trong ý thức và sinh lý phụ nữ.
- Bạo lực thể xác được hiểu là những hành vi như đánh, đá, đấm, tát,… gây tác động trực tiếp, tổn hại đến cơ thể và sức khỏe của phụ nữ.
- Bạo lực tình dục được hiểu là hành vi ép người phụ nữ quan hệ tình dục khi người phụ nữ đó không muốn.
- Bạo lực xã hội được hiểu là hành vi ngăn cản phụ nữ tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, ép buộc, thậm chí khiến họ bị phụ thuộc về kinh tế. Không cho nạn nhân tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội.
2. Phụ nữ bị bạo hành cần làm gì?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì người bị bạo hành có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, cụ thể:
- Thứ nhất, yêu cầu tổ chức, cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo hành;
- Thứ hai, yêu cầu người có thẩm quyền, cơ quan áp dụng các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn, cấm tiếp xúc theo quy định Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định Phụ nữ bị bạo hành có thể tố cáo hành vi bạo lực gia đình, cụ thể:
Người phát hiện bạo lực gia đình theo quy định pháp luật phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc là người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trừ trường hợp:
- Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; Trường hợp hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở chữa bệnh, khám bệnh và báo cho cơ quan công an nơi gần nhất (khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022).
- Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn đối với lĩnh vực tư vấn theo quy định của pháp luật. Nhân viên tư vấn trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất (khoản 4 Điều 29 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022).
Uỷ ban nhân dân cấp xã, Cơ quan công an hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện, nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ người báo tin, phát hiện về bạo lực gia đình.
Xem thêm: Chi phí thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền?
3. Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành phụ nữ ở Việt Nam
Tuỳ thuộc vào hành vi bạo lực gia đình pháp luật có những biện pháp trừng phạt thích đáng, có hai mức độ truy cứu trách nhiệm của đối tượng thực hiện hành vi vi phạm bạo lực gia đình.
- Một là, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ – CP với mức phạt tối đa có thể lên đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm sẽ có những mức phạt cụ thể.
- Hai là, người bạo hành phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ lên đến 5 năm (theo quy định tại Điều 185, Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017), và tuỳ thuộc vào hành vi đối tượng có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý với tội danh khác.
4. Hỗ trợ khởi kiện bạo hành phụ nữ ở Việt Nam
Phan Law Vietnam là Văn phòng Luật hàng đầu chuyên hỗ trợ tất cả khách hàng khởi kiện các vụ án liên quan đến việc bạo hành. Sử dụng dịch vụ tại Phan Law, khách hàng sẽ được hỗ trợ giải quyết mọi thủ tục liên quan và đảm bảo mọi quyền lợi.
Đội ngũ luật sư tại Phan Law Vietnam với kinh nghiệm cao cùng chuyên môn dày dặn chắc chắn sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang cần bào chữa, giảm nhẹ tội, minh oan, bảo vệ quyền lợi thì hãy liên hệ với Phan Law Vietnam nhé!