Hành vi lừa đảo bán hàng đa cấp có bị xử lý theo pháp Luật không?
Mục lục
Thị trường bán hàng đa cấp có mặt tại Việt Nam vào khoảng năm 1998 cho đến nay. Trải qua nhiều biến động đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp lừa đảo bán hàng đa cấp trục lợi bất chính, gây mất an toàn trật tự xã hội. Vậy hành vi này có bị xử phạt không? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
1. Một số thủ đoạn lừa đảo bán hàng đa cấp
1.1. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lòng tham để lôi kéo người tham gia vào lửa đảo bán hàng đa cấp
Những năm gần đây, hoạt động lừa đảo bán hàng đa cấp đã phát triển và lan rộng đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi người dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Các đối tượng thường tổ chức hội thảo, quay phim, chụp ảnh, tổ chức sự kiện, mời những người có địa vị xã hội đến tham dự và tôn vinh những người đã thành công khi tham gia bán hàng đa cấp; tuyên truyền hoạt động bán hàng đa cấp là cách làm giàu đơn giản; khi người tham gia bán hàng đa cấp đạt đến trình độ nhất định sẽ nghỉ hưu sớm và được nhận lương; quảng cáo, phóng đại sự thật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Sau đó lôi kéo thêm những người khác cùng tham gia vào quá trình bán hàng đa cấp, tăng giá cao để thu về lợi nhuận.
1.2. Huy động tài chính thông qua hình thức lôi kéo, dụ dỗ người tham gia đầu tư vào các dự án không có thật
Nhiều cá nhân sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp để huy động tài chính thông qua lôi kéo, dụ dỗ người tham gia góp vốn đầu tư vào các dự án bất động sản, nhà hàng, khách sạn,…với tỷ lệ hoa hồng cao. Tuy nhiên, những dự án đó không có thật; Trong nhiều trường hợp, các dự án này chỉ là vỏ bọc cho hoạt động huy động, bản chất của hoạt động này vẫn là lừa đảo lấy tiền người khác.
1.3. Kinh doanh lừa đảo bán hàng đa cấp khi chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng
Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng là đánh vào tâm lý đám đông, lòng tham, sự cả tin, cả tin của người tham gia, ép người mới tham gia phải đặt cọc và phí; giới thiệu thành viên làm giàu nhanh khi tham gia mạng lưới với thu nhập từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/tháng; Càng nhiều người tham gia, thành viên càng nhận được nhiều hoa hồng, lên tới 60-70% doanh thu. Đây là mô hình tháp ảo, trong đó người khởi xướng hệ thống bán hàng đa cấp nằm trên đỉnh tháp, bóc lột và lợi dụng các thành viên khác ở dưới chân tháp. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn có thể huy động được số tiền rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
2. Xử phạt vi phạm lừa đảo bán hàng đa cấp
Nghị định của Chính phủ vừa được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 trong đó có quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2.1. Xử phạt vi phạm đối với doanh nghiệp lừa đảo bán hàng đa cấp
- Theo Nghị định, mức phạt tiền là 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi bán hàng đa cấp mà thương gia trả cho người tham gia bán hàng với tổng tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.
- Mức phạt tiếp theo: Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo mô hình đa cấp nhưng không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vi phạm ở nhiều địa phương từ hai tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) trở lên thì mức phạt tiền sẽ gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi nêu trên.
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp.
Xem thêm: Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng có bị xử phạt?
2.2. Xử phạt vi phạm đối với người tham gia lửa đảo bán hàng đa cấp
- Phạt từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng khi có 1 trong các sai phạm: bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên theo quy định; không xuất trình thẻ thành viên khi tiếp thị bán hàng; không cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa đa cấp… Ngoài ra, người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp thông tin thiếu trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán cũng bị phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng.
- Phạt từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nào đó hoặc nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào.
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa theo cách thức đa cấp.
3. Phan Law Việt Nam, tư vấn pháp lý về tội phạm lừa đảo bán hàng đa cấp
Phan Law Vietnam hiểu rằng việc trải qua một vụ lừa đảo có thể gây tổn thất về tài chính và căng thẳng về tinh thần. Chúng tôi sẽ là đối tác tin cậy của bạn trong quá trình giải quyết các vụ lừa đảo bán hàng đa cấp. Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ bạn phân tích, đánh giá tình hình pháp lý, tư vấn về quyền và nghĩa vụ. Đặc biệt, đội ngũ luật sư chuyên môn cao tại Phan Law Vietnam sẽ làm việc để tìm ra phương pháp và giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi và khôi phục tài sản cho khách hàng.