Luật Sư Tố Tụng

Đội ngũ Luật sư Tố tụng giàu kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng mọi nguyện vọng của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.

luatsutotung.com

8:00 - 17:30

Thứ 2 - Thứ 6

+84 794 80 8888

Gọi Cho Chúng Tôi Để Được Tư Vấn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Luật sư
  • Dịch vụ tố tụng
    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp
  • Giải thích pháp luật
    • Văn bản pháp luật
    • Cảnh báo lừa đảo
    • Hỏi đáp luật sư
    • Khác
  • Liên hệ
Giải thích pháp luật
Trang chủ / Giải thích pháp luật / Hậu quả của việc chặt phá rừng

Hậu quả của việc chặt phá rừng

Giải thích pháp luật Cẩm Xuyên 14/05/2022
Tăng giảm cỡ chữ: A- A+
Theo dõi Luật Sư Tố Tụng trên Google News

Mục lục

  • 1. Hậu quả của việc chặt phá rừng
  • 2. Chặt phá rừng có bị truy tố trách nhiệm hình sự không?

Rừng là tài nguyên tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho trái đất nên rất rất cần được bảo vệ. Hậu quả của việc chặt phá rừng rất nghiêm trọng, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ hậu quả của việc chặt phá rừng và biện pháp xử lý hành vi phá rừng.

1. Hậu quả của việc chặt phá rừng

Nạn chặt phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển.

Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết số lượng lớn những loài động vật. Tiêu biểu như vụ cháy rừng ở Úc làm chết hàng loạt loài động vật. Từ đó làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái.

Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người phá đi những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc.

Xói mòn có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và gây hư hỏng các công trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và mất điện.

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Việc phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Hậu quả của việc chặt phá rừng.
Hậu quả của việc chặt phá rừng.

Rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có quá nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí CO2 thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển.

Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tang nhanh, dịch bệnh tăng cao….

2. Chặt phá rừng có bị truy tố trách nhiệm hình sự không?

Hành vi chặt phá rừng có thể cấu thành tội hủy hoại rừng và bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Tội hủy hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

Người phạm tội hủy hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan sau: đốt, phá rừng trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần hoặc mất hoàn toàn giá trị.

Tùy từng trường hợp; hậu quả sẽ là dấu hiệu bắt buộc hay không đối với tội hủy hoại rừng.

Đối với trường hợp sau thì hậu quả được xem là bắt buộc:

  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  • Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Đối với trường hợp sau thì hành vi được xác định là phạm tội mà không cần có hậu quả xảy ra:

+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

+ Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2).

Cách thức xử lý của pháp luật.
Cách thức xử lý của pháp luật.

Hình phạt cho cá nhân phạm tội hủy hoại rừng:

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Đặt lịch hẹn

    tư vấn trực tiếp cùng Luật sư với hơn 12 năm kinh nghiệm

    1000 ký tự còn lại.


    Cùng chủ đề:
    Giải đáp: Xử lý tội đe dọa giết người như thế nào?
    Giải đáp: Xử lý tội đe dọa giết người như thế nào?

    Đe doạ giết người là hành vi mà người phạm tội sử dụng những hành vi, lời nói hoặc hành động để thể hiện cho đối phương biết được tương lai người đó sẽ thực hiện hành vi giết người.

    Đánh bài bạc vào dịp Tết Nguyên đán 2024 có bị phạt nặng không?
    Đánh bài bạc vào dịp Tết Nguyên đán 2024 có bị phạt nặng không?

    Vào những dịp lễ, Tết Nguyên đán 2024 có thể xuất hiện những ván cờ, bạc nhằm giải trí hoặc tăng thêm thu nhập. Vào trường hợp bị bắt, hành vi bài bạc này có bị phạt nặng không?

    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 
    Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 

    Hiện nay, việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Vậy pháp luật về sở hữu trí tuệ dựa vào đâu để xem xét các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên?

    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 
    Nhận hối lộ là gì? Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự? 

    Hiện nay, thực trạng nhận hối lộ để đảm bảo thực hiện một lợi ích nào đó cho bên đưa hối lộ luôn là vấn nạn nhức nhối, cần lên án hiện nay. Vậy nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự?

    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 
    Hành vi nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo quy định? 

    Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình là thắc mắc thường được đặt ra với những trường hợp hành vi nhận hối lộ. Vậy khi nào hành vi nhận hối lộ này sẽ phải chịu án tử hình cao nhất?

    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất
    Tổng hợp những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

    Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả thường diễn ra rất nhiều trong cuộc sống. Vậy đây là những hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất hiện nay?

    Xem thêm
    Từ khóa:
    chặt phá rừng Hậu quả của việc chặt phá rừng hủy hoại rừng
    Hỏi đáp luật sư

    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Vai trò cơ bản của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
    Chế tài xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên mạng
    Chế tài xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên mạng
    Đánh người không gây thương tích thì có bị phạt không?
    Đánh người không gây thương tích thì có bị phạt không?
    Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?
    Buôn bán hàng giả phải ngồi tù bao nhiêu lâu?
    Bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động
    Bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động
    Cảnh báo lừa đảo

    Làm gì khi bị gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng?
    Làm gì khi bị gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng?
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò “làm nhiệm vụ” trên Telegram
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò “làm nhiệm vụ” trên Telegram
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xử phạt như thế nào?
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xử phạt như thế nào?
    Lừa đảo qua điện thoại xử lý như thế nào?
    Lừa đảo qua điện thoại xử lý như thế nào?
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có bị tù chung thân?
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có bị tù chung thân?
    Ls. Nguyễn Đức Hoàng

    Về chúng tôi

    Cung cấp dịch vụ Luật sư đại diện tham gia vào các vụ án do Tòa án thụ lý và giải quyết. Đến với chúng tôi, Quý Khách sẽ nhận được các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và chất lượng nhất.

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ

    • Tố tụng Hình sự
    • Tố tụng Dân sự
    • Tố tụng Hành chính
    • Tố tụng Kinh doanh
    • Tố tụng Trọng tài
    • Giải quyết tranh chấp

    Trang hữu ích

    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Luật sư
    • Giải thích pháp luật
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ

    Liên hệ

    38 Phan Khiêm Ích, P.Tân Phong, Q.7, TP.HCM.

    91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, HN.

    Tranh tụng - Tố tụng: 0794.80.8888

    Hôn nhân - Gia đình: 1900.599.995

    [email protected]

    © Luật Sư Tố Tụng, All Right Reserved.
    Hotline0794.80.8888
    Đăt lịch hẹnĐặt lịch hẹn