Khái niệm, nguyên nhân và quy định về lạm phát tiền tệ
Mục lục
Trong tháng 05/2020, chỉ số đo mức độ lạm phát của Việt Nam (chỉ số giá tiêu dùng CPI) tăng 2,86%. Việc lạm phát tăng lên là do so với thời điểm cùng kỳ năm 2019, mức giá xăng đã tăng đến 50%. Tuy nhiên, tính trong 5 tháng 2022, CPI vẫn ở trong tầm kiểm soát, thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017 – 2020. Vậy lạm phát tiền tệ được hiểu như thế nào?
Lạm phát là gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về lạm phát tiền tệ. Đây chỉ là một khía cạnh của lạm phát nói chung và trong đó thể hiện sự lạm phát ở lĩnh vực tiền tệ. Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ, kéo theo đó là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung được đẩy lên cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và sử dụng được ít dịch vụ hơn so với trước. Do đó, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát có 03 mức độ, đó là:
- Lạm phát tự nhiên: 0% – dưới 10%. Khi xảy ra tình trạng lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, đời sống của người dân vẫn trong tình trạng ổn định.
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã xảy ra sẽ khiến cho nền kinh tế bị biến động trầm trọng.
- Siêu lạm phát: trên 1000%. Tình trạng này để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia đó khó có thể khắc phục trở lại như lúc đầu.
Nguyên nhân gây ra lạm phát tiền tệ
Lạm phát trong lĩnh vực tiền tệ chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, kéo theo yêu cầu của Nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát trong lĩnh vực tiền tệ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân của lạm phát khác.
Ví dụ: Lạm phát do cầu kéo. Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng. Giá cả mặt hàng đó tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của hầu hết các loại mặt hàng khác trên thị trường. Để có được món hàng đó, người dân buộc phải bỏ ra nhiều tiền để mua. Khi ấy, nhằm hỗ trợ lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn, Nhà nước sẽ in các tờ tiền với mệnh giá lớn. Do đó lạm phát bắt đầu xảy ra.
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng về sự tác động giữa lạm phát tiền tệ với các lạm phát khác. Tuy nhiên, có thể nói, lạm phát tiền tệ là một dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ.
Điển hình vào năm 200, với việc tung một khối lượng lớn tiền để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%. Theo đó, hạn mức tín dụng cũng tăng cao với mức 38%.
Quy định về lạm phát theo pháp luật
Tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quy định liên quan đến lạm phát. Cụ thể như sau:
“Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy. chỉ tiêu lạm phát là một trong những biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Chỉ tiêu lạm phát hằng năm được Chính phủ trình Quốc hội quyết định.