Việc phân chia tài sản không có di chúc như thế nào?
Mục lục
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của một người cho người khác sau khi họ ra đi, lìa khỏi cõi đời. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào người mất cũng kịp lập di chúc. Vậy việc phân chia tài sản không có di chúc sẽ như thế nào? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Những rắc rối về việc phân chia tài sản không có di chúc
Trong trường hợp người mất không kịp để lại di chúc có thể xảy ra những rắc rối như sau:
- Thứ nhất: Việc này sẽ xảy ra mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Có thể có thành viên là con được cha mẹ tặng cho tài sản nhưng khi cha mẹ mất nếu không có di chúc sẽ không được chia theo quy định của pháp luật. Như vậy, mỗi người con sẽ được hưởng di sản bằng nhau. Từ đó người con được cha mẹ tặng cho di sản trước đó sẽ cảm thấy thiệt thòi và gây mất tình cảm.
- Thứ hai: Người mất không lập di chúc có thể dẫn đến việc di sản bị thất lạc. Ví dụ người mất có sổ tiết kiệm nhưng chỉ có người đã mất đó biết thì tài sản đó sẽ bị thất thoát mà không ai biết để nhận tài sản.
2. Quy định của Pháp luật về việc phân chia tài sản không có di chúc
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản khi mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại.
Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ vào quy định trên, con cái không phân biệt nam hay nữ, có gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế đầu tiên. Như vậy, nếu người mất là bố hoặc mẹ mà không có di chúc thì các con sẽ được hưởng tài sản.
Theo quy định, người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và sống sau thời điểm mở thừa kế và đã thành thai trước khi người để lại di sản mất.
Khi phân chia tài sản không có di chúc cần xác định một vài nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật như sau:
- Đầu tiên, cần xác định quyền thừa kế ưu tiên được chia;
- Thứ hai, xác định có bao nhiêu nhân xuất trong một hàng rồi chia đều số đó;
- Người thừa kế sau chỉ được thừa kế khi không còn người thừa kế nào ở dòng trước, có thể họ đều đã chết hoặc bị tước quyền thừa kế và từ chối nhận di sản.
3. Tư vấn về quyền thừa kế khi không có di chúc
Việc phân chia tài sản không có di chúc thường gặp rất nhiều vấn đề bất lợi. Do đó, để rõ hơn về việc phân chia tài sản khi người mất không để lại di chúc bạn có thể liên hệ đến công ty Luật – Phan Law Vietnam.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Phan Law Vietnam đã hỗ trợ rất nhiều trường hợp phân chia tài sản khi không có di chúc công bằng, minh bạch và đảm bảo quyền lợi cho những người thân, cận kề huyết thống. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tại Phan Law Vietnam cũng sẽ hỗ trợ bạn làm thủ tục, phù hợp với quy định của pháp luật để nộp cho cơ quan có thẩm quyền về việc phân chia tài sản.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc phân chia tài sản không có di chúc hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhé!
Xem thêm: Cách phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất